Thứ Năm, 27 tháng 12, 2007

Lần đầu tiên xuất quân đi câu sông


Với tất cả nghị lực và dò tìm…cuối cùng chợt nhớ ra là mình có một đứa cháu vợ chuyên cung cấp sỉ cần câu và dụng cụ câu. Nói không quá chứ đứa cháu này đẹp hơn vợ mình nhiều. Híc…đánh liều điện cho nó. 2 anh bạn nhờ gửi mua 2 cái cần và máy xịn (đến khi viết những dòng này vẫn chưa thanh tóan tiền. Híc..).
Cuối cùng thì cũng có được 3 cây cần câu lọai 2,7m và 3 máy câu Spinning cùng 2 bộ lưỡi, dây cuớc cho mỗi cần. Còn chuyện tóm lưỡi câu, làm mồi thì được giao cho anh Hai, một cai thầu xây dựng được mệnh danh là “thầy câu cá đồng”. Cả nhóm háo hức chuẩn bị cho ngày xuất quân ra cồn số 3 ở xã Song Phụng, huyện Long Phú. Một cồn nổi tuyệt đẹp trên sông Hậu, cách cửa Trần Đề 12 km. Cách đó 1 ngày, Q. là giám sát công trình tại đây đã “ra lệnh” cho lính “cấm tiệt” những thợ câu không câu ở khu vực xung quanh cồn vì những ngày trước đó, chỉ riêng ở miệng cống xả ra sông, 2 lão thợ đã đánh được 8 kg cá út, cá tra bần và cả 2 con cá chẻm. Cấm một ngày thì ta ra đấy là nhất.
6h sáng ngày thứ 7 (trung tuần tháng 11/2007), cả nhóm xuất hành với khí thế hừng hực “sẽ ăn tươi nuốt sống” lũ cá sông vì 3 bộ cần câu sông quá đúng điệu và….hòanh tráng. Đến bến Đại Ngãi, thuê đò qua cồn. Những chú lính của anh chàng Q. trầm trồ trước 3 cây cần câu “quá đã”. Các cần thủ “mũi nở như trái banh bớm hết ga”! 2 lão chọn ngày điểm đầu cống, còn tớ thì men xuống đuôi cồn. Lúc ấy là gần 9h sáng. Nước hôm ấy chảy những, không siết lắm…Mồi câu là gián, là dế nhũi.
Quái! Sao mấy hôm trước thấy ầy tay kia cầm cần tre, cần trúc bèo muốn chết mà giật cá thấy mà ham. Còn những máy câu hôm nay quăng đi, kéo về..thả ngâm cả 3 giờ đồng hồ, tay cầm đã mỏi mà kéo lên…chỉ dính ra. Đám lính đã thôi không…hò hét và cũng đã bỏ đi làm từ lâu vì…”sợ bị chửi”. Một quyết định của Q. “Lấy chiếc tàu kéo xà lan ra giữa sông thả câu”. Ông thầy câu đồng ý vì “mồi gián câu Bông Lau thì phải ra giữa sông”? Chiếc tàu nổ máy…xình xịch thả xuôi theo dòng độ 500m thì neo lại. 3 cần thủ móc mồi (chỉ 1con gián vào lưỡi-sai cơ bản).
Sau 1 giờ và đã thay mỗi người ít nhất 4 con gián và 7 lần kéo lên, kéo xuống. Nước chảy băng băng..lưỡi câu sỡ số 8 ngọai nhập dính đầy rác. Vẻ thất vọng hiện rõ trên mặt anh tài công và các cần thủ. Quyết định. Về lại cồn số 3….”Nhậu giải sầu” và giải cả cục tức.
4h chiều 3 cần thủ rời cồn số 3 về TX.Sóc Trăng. Chia tay không kèn không trống. Cái được duy nhất là “nắng ăn đen thui và cục tức còn nguyên trong bụng, dù đã làm tới 1/2 lit đế và 3 con chuột cống nhum”!?
Sáng hôm sau. Vào google….gõ vào dòng “câu cá bông lau”. Những thông tin thu thập được sau 2 giờ là gì? Sai căn bản từ cách tóm lưỡi, không làm thẻo câu, mồi không phù hợp, cách dằn chì cũng tầm bậy, chưa tính đến chuyện cả đám vốn quen câu cá đồng nên hòan tòan không hiểu gì về tập tính của từng lọai cá sông và lưu vực kiếm ăn, sinh sống của chúng.
Kết luận! Tiếp tục lên Internet học nghề câu sông. Tuần sau sẽ đi tiếp để thử nghiệm những kiến thức mà mình đã học lóm được.
Hic…híc…

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2007

Hòang Sa và Trường Sa là máu thịt của Việt Nam


(Coppy từ Blog của HoLanHuong - xin lỗi vì chưa xin phép bạn! Nhưng vì Hòang Sa và Trường Sa của chúng ta chắc bạn sẽ thông cảm)

biểu dương lực lượng

7 giờ 30 sáng tôi đã luẩn quẩn gần nhà văn hoá thanh niên ở Phạm Ngọc Thạch- Duy Tân cũ- chưa thấy ai, vào quán bà miến chửi gần nhà thờ Đức bà , hôm nay bà ấy chập mạch nên không chửi như mọi ngày.

Ăn xong kêu tài xế đổ tôi xuống Diamond Plaza, và dặn nó chạy biến đi, nếu có gì tôi sẽ nhảy xe ôm tẩu thoát.

Quần soóc áo thun, áo khoác, không mang túi, đồ chơi cho hết vào túi áo khoác, bóp thuốc huyết áp, thuốc trợ tim, thuốc cấp cứu, thuốc` xuyễn đeo lủng lẳng ngay thắt lưng- giầy thể thao cột chặt dây. Tôi sẵn sang để gia nhập cuộc biểu tình chống Tàu Khựa.

Đi một vòng thấy mọi người tản mát từng nhóm, và có nhóm đứng bên NVHTN bị đuổi đi, tôi lề mề chậm lại, anh áo xanh mời tôi đi qua nhanh. Thôi chưa có gì thì đi uống cà phê sang cho sướng cái thân đã, vòng diamond plaza, tôi chợt thấy Tuấn Khanh đang ngồi đó, sẵn hết bàn, tôi khịa vào ngồi chung, có anh Trịnh Cung, anh Dũng, thế là có tụ để ngồi chờ thời. Một tẹo sau có anh Hưng nhà văn cùng vợ, rồi lại vợ chồng Linh- Nhiên ghé tới. Tôi cảm giác lo lắng liệu họ có cho chúng tôi bày tỏ hay không? Hay là sẽ đàn áp? Cả nhóm ngồi không yên, hết người này chạy đi nghe ngóng đến lượt người khác chạy đi.

Đúng 9 giờ 10 phút tất cả chúng tôi đồng loạt đứng lên đi ra phía cổng LSQ TQ, công an đông dần lên, mật vụ, quân phục đứng khắp ngã tư. Chúng tôi thẳng tiến kéo nhau nhập thành đoàn vào vị trí. Các em thanh niên- sinh viên mở khẩu hiệu, biểu ngữ, biếm hoạ, hang ngũ bắt đầu chỉnh tề. Tiếng hô vang “trả lại Hoàng Sa” “Trả lại Trường sa” vang lên hừng hực khí thế, “Hoàng sa, trường sa là của Việt nam” “Đả đảo bọn Trung Quốc” “Việt nam muôn năm” và bản nhạc Tiến quân ca vang lên hào hung. Trái tim của từng người nơi này rung lên niềm tự hào con dân nước Việt. Chúng tôi tất thảy đều căm phẫn bọn cầm quyền Bắc Kinh, sự căm phẫn được thoát ra từng lời hô khảu hiệu, từng lời hát thúc giục lên đường chống lại bọn xâm lăng. Ai dám coi thường dân Việt mình hèn nhát, ai dám khinh dể dân Việt mình dễ bị “bọn xấu kích động”???, Tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc dâng trào lên trong từng con tim khối óc của mỗi người hiện diện nơi đây! Chủ nhâncủa những chiếc xe đi qua trước mặt chúng tôi cũng vung tay cùng hô khẩu hiệu chống lại bọn cầm quyền Trung Quốc. Và công an thúc giục họ đi qua cho nhanh, họ còn cố ngoái đầu lại ủng hộ chúng tôi bằng những nắm tay giơ lên khích lệ.

Hơn hai giờ trôi qua trong không khí bừng bừng căm giận, tôi biết ai cũng khan tiếng, khát nước- Nhờ người bạn mới quen Lan Anh cầm tiền mua mấy thùng nước cho anh em. Nước về đến nơi, tôi ra bưng vào thì mấy anh công an cảnh phục ngăn tôi lại-không cho đem vào- Tôi bực mình vặc lại, “người ta đứng nắng thế kia lý do gì không cho mang?” Anh ta trả lời: “ Lệnh cấp trên cấm cho mang nước suối vào đấy!” Tôi bảo “ Tôi mở thùng cho anh xem , đó chỉ là nước suối thôi mà!” “Không được!” mặt anh ta lạnh tanh. Tôi bưng ngay mấy thùng nước suối bỏ ngay chân mấy anh công an, mở tung ra hết , và chạy vào gọi mọi người “ ai khát thì ra ngay chân công an lấy nước suối” – trong vòng vài phút- mấy thùng nước suối sạch trơn, không còn chai nào. Nghĩ thật bực, họ định dùng cái trò cấm vận thế này để bắt buộc chúng tôi giải tán sớm chăng? Vì Khát? Vì đói ?

Hễ ai ra khỏi vùng tập trung, lập tức sẽ bị đứng ngoài, không thể trở vào được nữa, chúng tôi đành nhịn đái mặc dù vừa được nạp nước vào. “ Một tấc không đi, một ly không rời”. Mấy bác Thành Đoàn chạy qua chạy lại thuyết phục bà con vào hội trường NVHTN để họp, nhưng tất cả không đồng ý- quyết bám trụ. Họ-mấy người thường phục- ra bảo anh em vào đi sẽ gặp lãnh đạo thành phố. Nhưng anh em bảo nếu lãnh đạo đến hãy ra gặp họ ngay đây!

Cuối cùng ông Thành Tài xuất hiện phía bên kia đường, đám đông ồ lên và tiếng hô đả đảo Trung quốc liên tục vang lên.Một nhóm người được cử sang thương thuyết để mời anh em về NVHTN tiếp tục, tất cả chỉ cử đại diện đi còn lại vẫn tiếp tục chiến đấu- đồng hồ đã chỉ 12 h25 trưa.

Sang đến NVHTN, mọi người bắt đầu chất vấn Ông Tài sau khi nghe ông nói. Khoảng hơn 20 phút sau thì tất cả kéo qua NVHTN, khán phòng đông kín chỗ, Sau những lời phân trần của người có nhiệm vụ, hàng chục, hàng chục cánh tay giơ lên xin được quyền nói, và lãnh đạo hứa vài điều, thanh niên không tin, thanh niên đòi phải có hành động định hướng cụ thể. Nhà nước phải mạnh tay để giải quyết chuyện mất nước mất người do Trung quốc gây ra.

Một câu trả lời “ Biểu tình sẽ làm ách tắc giao thông, cản trở bà con đi lại” thì câu hỏi do một bạn thanh niên nêu lên “Mất nước rồi thì sẽ ra sao? Một cuộc biểu tình gây tiếng vang mất một ngày đường đi thì có nghĩa gì?”

Cuối cùng thì họ yêu cầu giải tán vì hội trường còn dùng biểu diễn việc khác- vẫn là cái trò hứa và hứa, hứa hơn 30 năm, đất vẫn mất, mà không biết có đòi lại được không?

Dân tộc ta không để ai khinh dể chúng ta được ! Chúng ta sẽ tiếp tục tuần hành đòi lại giang sơn của cha ông ta để lại. Không ai có quyền cấm người dân tỏ lòng yêu nước.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2007

Câu cá đồng và câu cá sông..khác nhau ở chỗ nào


Sau bao lần bám theo để học hỏi kinh nghiệm và tốn không biết bao nhiều “lít bia” thì mới phát hiện được vấn đề cơ bản nhất trong nghệ thuật câu cá sông và câu cá đồng ngòai chuyện chọn lưỡi câu, cần câu và mồi.

Bản chất của lũ cá chỉ có tí tẹo mà thằng bạn nó hành mình dã man. Tóm lại chỉ là “câu cá đồng thì mới cần giật cần câu, còn câu cá sông thì không cần bởi bản chất ăn mồi của 2 thứ cá sống ở hai khu vực này khác nhau”!? Vậy khác nhau chỗ nào?

Thứ nhất là cá sông khi ăn mồi thì luôn rỉa rói miếng mồi theo kiểu “mèo vờn chuột”. Khi rỉa mãi mà miếng mồi không sứt mẻ được miếng nào vào mồm thì nó mới “tức khí” nuốt luôn cả miếng và kéo đi. Khi dây câu bị kéo căng thì thực chất miếng mồi đã được cá nuốt rồi nên không cần giật mà chỉ cần phăng dây câu vào. Nếu cá lớn thì phải chuẩn bị vợt và “vờn” cho con cá mệt rồi hãy kéo dần lên…nếu kéo “tích cực” ngay từ đầu thì có thể đứt dây câu. Vậy chọn mồi câu cá sông thì phải chọn mồi gì để không bị vỡ khi cá rỉa? Mồi phải dai và có sức chịu đựng được những cú rỉa mồi nhẩn nha. Lấy ví dụ ề mồi câu cá Ngát trên sông Hậu chẳng hạn. Mồi trùn..dễ dàng bị cá rỉa nên chất lượng của buổi câu rất kém. có khi xài hết cả lon trùn mà chẳng dính con nào dù mùi tanh của trùn cũng dẫn dụ được lũ cá bu đến. Nên chọn gián vì…gián có mùi hôi rất đặc trưng, khó bị rách thịt và nát khi mấy chú cá Ngát rỉa. Bắt gián ở đâu? Nên chọn những ống cống, hố ga càng bẩn càng tốt vì lũ gián rất thích ở đây. Chỉ cần chọn một hố ga là có thể đã đủ mồi cho một buổi câu (khỏang 40-50 con chứ không ít).

Một kinh nghiệm khác là khi tham gia buổi câu cá ngát dù không được “ôm cần” cũng nên chọn phần móc mồi. Để làm gì? Ngòai chuyện học hỏi được nghệ thuật móc mồi câu (sau khi làm hỏng vài miếng mồi và bị “đay nghiến”) vì đây là một trong những yếu tố quyết định. Nhưng quan trọng hơn cả là…làm quen với mùi hôi của gián vì thông thường sau mỗi buổi câu đều có “bụp tại chỗ”. Khi đó ngồi nhậu chung với những tay câu “hôi như cú” mà mình thì “thơm tho”…chắc cú là không thể “bụp được vài miếng”. Vấn đề nữa cũng quan trọng không kém để bảo vệ hạnh phúc gia đình cho những ai đã có vợ thì sau buổi câu…không nên ngủ chung với vợ vì dù có tắm rửa đến cỡ nào thì…vẫn “hôi như cú”. Ít nhất là sau 2 ngày hãy ngủ chung với vợ. Hic…híc…thiệt thòi cho những ai mê câu cá sông.

Còn với cá đồng. Bản chất của “tụi này” là tham ăn và khá ngu si. Thấy thằng khác ăn là cả bọn thường hay lao vào tranh giành (điển hình nhất là lũ cá rô “tăm tích” trên mấy cánh đồng mới sạ vào đầu mùa mưa, ngòai bắc gọi là “cá rô ron”). Bọn này táp hối hả nếu có mồi ngon, điển hình nhất là trứng kiến vàng hoặc nhộng ong nghệ. Xét về bản chất thì nhộng ong nghệ là tuyệt nhất khi câu trên đồng vì ngòai lũ cá rô thì lũ cá trê cũng rất khóai. Nhưng mồi này khó kiếm và..dễ bị “mặt như cái mâm” nếu không khéo trong công tác “khói lửa”. Lưỡi câu cá rô đồng nên dùng là lọai lưỡi “Ó” (nó có kiểu uốn cong như mỏ con ó biển). Lọai lưỡi này khi con cá táp mồi hoặc phao bị chìm là chỉ cần giật nhẹ (dân nghề gọi là “gặc nghẹ đầu cần” là dính ngay. Nếu giật mạnh tay quá thì có thể “sứt mép con cá”. Chính vậy cần câu trên đồng ngon nhất là cần câu trúc, lọai cần này phải tự độ cho vừa tay, cây trúc phải già và đầu cần càng nhỏ, càng dịu thì..càng tốt. Chọn được cây trúc thì ngòai chuyện róc nhánh cho khéo, chuốt đọc, chuốt mấy cái mắt cho ngon thì còn phải qua công đọan uốn cần, nắn lửa cho vừa ý cái độ cong của đầu cần, cái thẳng thớm của cả cây cần câu.

Cá Ngát nấu canh chua bần. Cá rô chiên xù ăn chấm với nước mắm gừng. Thật là tệ khi không có kế bên…một xị. Hic..híc…

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2007

Tình cờ gặp lại một lá thư cũ từ thời tám hóanh


Đây là lá thư mà tình cờ sáng nay mình tình cờ tìm lại được trong một đống giấy tờ cũ rích của cái thời “tám hóanh’. Híc…đọc lại nó thì..tự nhiên thấy “hóa ra thằng mình” cũng có lúc “vẫn vơ” ghê nhỉ. Lá thư này viết ngày 17/8/1990 ở Vị Thanh. Nhưng thư này viết xong thì lại…không gửi. Gần 1 tháng sau, ngày 14/9 đang nằm chèo queo ở KTX Trần Hưng Đạo giở ra xem lại và chua thêm mấy hàng nữa, sau đó mới gửi. Và cuối cùng thì…đã được người ta trả lại sau gần 4 năm.

L…yêu của Anh.

Anh không có ý định viết thư cho em! Thêm rườm rà và rắc rối cho cuộc sống! Phải không em?! Tha lỗi cho anh vì chữ viết “xấu’. Em biết rồi mà.

Anh muốn nói với em em “nhiều” và “thật nhiều” nhưng không được vì khá nhiều lý do…Chắc em còn phải bận ộn nhiều vì công việc nhà và nhiều chuyện khác nên chúng ta không thể có được những phút rảnh rỗi để có thể mà…! Anh mong mau chóng kết thúc 4 năm để có thể nhanh về quê..để có những phút nhìn em cười nói và được ở gần Em. Tuy nhiên, mọi chuyện đâu phải đơn giản như câu ngạn ngữ pháp “Muốn thì được”.

Anh cũng chẳng muốn nhắc lại những lời cầu xin tình yêu của em dành cho anh vì anh nghĩ đối với em, anh chỉ là một bóng mờ trong đêm tối. Chuyện giữa hai chúng ta, chắc chỉ mình anh “thương cảm” cho chính anh, một kiếp sinh viên nghèo với hai bàn tay trắng bước vào cuộc đời không đơn giản như trong các tiểu thuyết và những bài thơ, mặc dù đôi lúc trong mỗi tâm hồn đều cần phải mơ mộng và hy vọng.

Cả hai chúng ta đều đã lớn, trong mỗi chúng ta đều có một hòai bão riêng cho cuộc đời mình chứ đâu có thể mãi sống nhờ Cha, Mẹ được, phải không em? Em cũng có những quyết định cho tương lai của cuộc sống của mình và có thể, Em đã đang xây nó! Điều đó Anh thì làm sao biết được. Còn anh chắc em cũng biết, khả năng xin được việc làm ở gần nhà hoặc một việc gì đó ở Cần thơ là không khó nhưng Anh không muốn. Trước tiên vì trình độ chuyên môn còn có hạn và chẳng lẽ sống đơn thuần một tháng với ba, bốn chục ngàn? Còn bao nhiêu chuyện ta còn phải lo nữa chứ, chẳng lẽ mãi sống bám vào gia đình? Phải tự mình tạo dựng cho mình một tương lai của mình chứ…rồi sẽ còn một gia đình mà có thể anh sẽ là một thành viên trụ cột!? vì lẽ đó mà anh quyết định ở lại Sài Gòn 1 năm nữa để nồi thêm vào “sọ” một ít nữa, biết đâu vận may sẽ mỉm cười với anh (cũng như mình mua một tấm vé số)…và cũng biết đâu? bất hạnh cũng sẽ trút xuống đầu anh.

Điều mà anh bực bội nhất là chuyện những ông “thầy dùi” ở nhà quê chuyên môn “bàn chuyện người khác”. Chuyện cuộc đời anh, tự anh quyết định và lo liệu, ai mượn các ông ấy lo dùm? Chuyện gì anh muốn, ngay cả ba, mẹ anh cũng chẳng cấm anh được, huống chi là mấy “tay đó”. bao nhiêu đó, chắc em cũng hiểu?

TB: Đây là lần cuối cùng mà anh nói lời yêu em. Nếu em cảm thấy anh làm bận lòng em thì coi như mãi mãi…bức thư sẽ như một rễ cây si già úa tàn theo năm tháng. Nothing gona chan My Love for you!

Có vẻ văn chương quá phải không em. Con nhà văn mà!

Ký tên: (chữ ký xấu bà cố luôn. Nhưng mà nó lại theo mình đến giờ)

(những dòng viết tiếp sau gần 1 tháng)

Cuộc sống biến đổi và phát triển không ngừng, ai biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Theo thời gian, em cũng không còn như Cô L…. nhút nhát, bé nhỏ hồi nào và anh cũng vậy. Chúng ta đều lớn lên, trưởng thành. dẫu sao trong anh vẫn còn sống mãi những kỷ niệm thời thơ ấu và tình yêu đầu đời anh dành cho em.
(xin lỗi em vì anh viết vội)

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2007

Ghe Ngo nữ-điểm nhấn của lễ hội Ooc-om-bock 2007




Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 35 đội ghe Ngo. Chiếm số lượng đông nhất vẫn là đơn vị giàu truyền thống - Huyện Mỹ Tú với 9 chiếc. Ngoài 35 đội ghe nam, Sóc Trăng còn có 9 đội ghe nữ. Lễ hội Oóc – om – bóc, đua ghe Ngo ở Sóc Trăng năm nay sẽ được tổ chức tại TP.Sóc Trăng, đoạn Sung Dinh trong hai ngày 23 và 24/11/2006. Ngày 23/11 sẽ là cuộc đua vòng loại của các đội ghe Ngo nữ trong tỉnh. Ngày 24/11, các ghe Ngo nam sẽ chính thức tranh tài. Ghe Ngo nam bây giờ ở Sóc Trăng đã là chuyện thường…hào hứng nhất vẫn là chuyện ở các đội ghe Ngo nữ và đến giờ đã trở thành phong trào ở Sóc Trăng.

Cực mà vui vì “bằng chị-bằng em”

Vẫn là những công việc thường ngày, chăm sóc miếng rẫy cạnh nhà, dọn dẹp nhà cửa, cho heo ăn nhưng từ hơn nửa tháng nay, vợ chồng anh Thạch Hoi- chị Tiết Thị Hiêm ở khóm 6, phường 9-TPST luôn tất bật và vội vàng hơn vì cả 2 vợ chồng đều là vận động viên của Đội ghe Ngo Chùa Khleng. Gần đến giờ tập rồi, chị em đã đến đông đủ, huấn luyện viên đang điểm quân, thổi còi. Nhanh lên mà đi thôi.


Có chứng kiến các thành viên của đội ghe Ngo nữ Chùa KhLeng tập luyện mới thấy hết niềm đam mê và sự thu hút của môn thể thao độc đáo này. Cũng như những tay bơi nam, chị em hầu hết đều là nông dân “tay lấm chân bùn”, quanh năm quần quật với ruộng đồng. Là nữ giới nên họ còn phải đảm đượng việc nhà cửa, chăm sóc con cái. Chùa KhLeng chỉ có một ghe, một giàn giáo tập luyện, dùng chung cho cả đội nam lẫn đội nữ, nên chị em phải tập từ lúc 12 giờ trưa. Trời nóng, đường tập là con mương nhỏ sát với mặt lộ chẳng có một bóng cây, lớp nắng lớp bụi, chỉ lượt dầm đầu tiên theo tiếng còi của huấn Luyện Viên là ai cũng nhễ nhại mồ hôi. Vậy mà trên gương mặt của mỗi người vẫn rạng ngòi phấn khích. Chị Thạch Thị Kiều vừa cười vừa nói cùng chúng tôi:

- Cực nhưng mà vui vì bây giờ mình được tham gia đội ghe rồi. Ông xã mình cũng vui vì tui cũng “bằng chị-bằng em” chớ đâu có thua ai.

Theo phong tục ngày xưa, giới nữ không được đến gần chổ để ghe ngo ở chùa và đặc biệt là không được chạm tay vào thân ghe vì đây là linh vật của bổn sóc. Nhưng từ năm 2003 đến nay, khi ngành thể dục-thể thao Sóc Trăng mà đi đầu là TP.Sóc Trăng vận động và tổ chức được những đội ghe Ngo nữ và đưa vào nội dung thi đấu trên đường đua xanh thì chị em đã đường hoàng cầm dầm bước lên ghe làm vận động viên. Một “hình ảnh” tuỵêt vời thể hiện sự bình đẳng giới. Số đội nghe Ngo nữ của TP.Sóc Trăng hiện chiếm gần 2 phần 3 tổng số ghe ngo nữ trong toàn tỉnh. Đến với lễ hội Ooc-Om- Bock năm nay thành phố có 6 đội tham gia. Ngoài ghe Ngo Chùa KhLeng có mặt trên đường đua từ giải đấu đầu tiên năm 2003 đến nay, và lần này qui tụ hơn 80 vận động viên là chị em Khmer ở 3 địa bàn Phường 4, phường 6 và Phường 9, thì làng ghe ngo nữ của Thành Phố Sóc Trăng phải kể thêm chiếc Sóc Vồ Của Phường 7, Som Rong của Phường 5. Đây là 2 đội đã từng nhiều lần xếp hạng cao trong các mùa giải vừa qua. Quyết tâm trước giờ xuất quân thi đấu của các chị, các em cũng chẳng kém gì nam giới. Chị Sal, vận động viên đội ghe Ngo chùa Sóc Vồ thật “máu lửa” khi trò chuyện về thành tích:

- Mấy mùa đua trước thứ hạng dù cao nhưng năm nay tụi tui đặt mục tiêu là phải đứng trên bục cao nhất để lãnh giải. Có vậy mới vừa bụng.

Từ ruộng mía đến đường đua…

Riêng ở vùng đất mía Cù Lao Dung. Cả huyện chỉ có một đội ghe Ngo. Đó là đội ghe Ngo chùa Kostung. Năm nay, chùa Kostung được dự án rừng ngập mặn hỗ trợ đóng thêm một chiếc ghe ngo mới nên chuyện tập luyện, rồi đi tham gia giải đua ghe ngo Oóc – om – bóc không còn là chuyện độc quyền của cánh đàn ông nữa. Mặc dù các rẫy mía đang được tập trung chăm sóc để chuẩn bị cho vụ thu hoạch, rồi công việc nội trợ trong gia đình, chăn nuôi, mua bán nhỏ.v.v. nhưng chị em vẫn chu toàn. Khi chùa có 2 chiếc ghe ngo, huyện tổ chức thêm đội ghe nữ liền được sự hưởng ứng nhiệt tình của các chị em. Dù bận bịu công việc gia đình, các chị vẫn cố gắng thu xếp việc nhà để tập luyện vào mỗi buổi chiều trong gần 1 tháng nay. Chị Sơn Thị Hoa ở ấp Bình Du B, xã An Thạnh nhì vui vẻ thổ lộ:

- Chị em ai cũng bận chuyện nhà hết. Nhưng mình tham chủ yếu là cái tinh thần. Lễ hội của mình mà. Phong trào càng mạnh thì phum sóc mình càng vui. Mấy năm trước chỉ đi xem mấy ông bơi thì bây giờ mình bơi đua với người ta cho mấy ông xem. Con cái ra coi tụi mình tập mỗi chiều cũng vui.

Đội ghe nữ Chùa Kostung tập hợp được 70 chị em vận động viên ở 3 xã An Thạnh nhì, An Thạnh ba và An Thạnh nam. Đối với các chị, việc chăm sóc rẫy mía, chăn nuôi hay công việc nội trợ đã quen tay làm nhưng chuyện bơi ghe ngo thì mọi thứ đều lạ lẫm bởi đây là lần đầu tiên tham gia. Tuy vậy, với sự nhiệt tình và mong muốn góp mặt trong giải đua ghe nên các chị miệt mài rèn luyện thể lực, kỹ thuật bơi. Chị Hứa Thị Thảo ở ấp Sơn Ton, Anh Thạnh nhì cười xòa khi chúng tôi hỏi “chị tập vậy chắc mệt dữ”:

- Mệt nhưng tụi tôi thấy vui. Mọi năm chỉ ở nhà xem qua tivi, năm nay mình trực tiếp đi thi đấu rồi nên ai cũng nhiệt tình mà tập.

Hơn một tuần nay, Chùa Kostung đã hạ thuỷ ghe ngo để các chị tập luyện trực tiếp trên trên ghe thay cho tập trên giàn cây. Nắng, gió và sự mệt mỏi trong tập luyện đã khô
ng làm giảm đi sự nhiệt tình trong tinh thần luyện tập của các chị.

Chiếc ghe ngo này, đội ghe nam chùa Kostung mới chỉ tham dự 3 giải bơi lễ hội oóc – om – bóc với thành tích rất đáng khích lệ : Năm 2005 đoạt giải 3 và năm 2006 đạt giải tư. Nay các chị sử dụng ghe này tham dự lần đầu tiên, chúc các chị tiếp tục phát huy thành tích của đội ghe nam. Và hơn hết là sự góp mặt của các chị em ở Cù Lao Dung sẽ tạo thêm sinh khí vui tươi, hào hứng, náo nhiệt cho lễ hội năm nay.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2007

Đừng làm tổn thương thêm một đứa trẻ


Đây là bài viết được đăng trên báo Lao Động của tác giả Lê Huân. Tôi mạn phép xin được Copy vào blog của mình vì tôi đồng ý với tác giả. Mong tác giả thứ lỗi vì không liên lạc được với anh để xin phép.

Hậu vụ giải cứu em Nguyễn Thị Bình: Đừng làm tổn thương thêm một đứa trẻ

(LĐ) - Chiều muộn ngày 12.11, bà lão Hà Thị Bình (ảnh) ngân ngấn nước mắt: “Khi hay tin con trai của vợ chồng Đức-Phương đã bỏ học, đóng cửa không tiếp xúc với ai, lòng tôi nhói đau. Tôi mới nói với mấy vị cán bộ phụ nữ và chính quyền phường, hãy giúp đỡ cháu. Đó là trách nhiệm của các vị. Cháu không có tội. Tôi cũng bị dằn vặt, nếu cứu được một người lại làm tổn thương thêm một người… thì rách việc quá” - bà cụ nói trong tiếng thở dài.

Bà kể cho tôi hay rằng, thấy cháu Bình, một đứa trẻ bị đánh đập như vậy, bà thấy thương và nghĩ phải cứu cháu ra khỏi gia đình nhà này. Bà không nghĩ vụ việc lại ầm ĩ đến như vậy. “Lúc đầu tôi chỉ kể cho một ông công tác ở Thông tấn xã nghe, ông ấy theo tôi lên tận trang trại để xem rõ thực hư. Thế rồi, sau đó báo nào cũng đăng, đâu đâu cũng thấy viết về em Bình. Đúng là hành vi của vợ chồng Đức-Phương cần phải lên án, nhưng bây giờ vợ chồng họ đang bị tạm giam thì người hứng chịu mọi búa rìu của dư luận lại là chính con trai của họ - cháu đang học lớp 11 trường L.T.V” - bà Bình tâm sự.

Ở độ tuổi này, cháu đã cảm nhận, ý thức được áp lực của dư luận. Cho dù bạn bè cháu không lời ra tiếng vào, nhưng sự lạnh lùng của bạn bè cũng đủ để cháu bé 17 tuổi… biết mình là ai.

Một ông cụ lặng lẽ nhìn chúng tôi khi hỏi thăm ngõ vào nhà bà Bình. Ông cụ kiên nhẫn chờ chúng tôi ở đầu ngõ - dù chỉ để nói được đôi lời rằng sự việc của cháu Bình đã qua, vết thương tâm hồn của cháu cũng tạm lành dần bởi sự chia sẻ của mọi người. Vấn đề đặt ra là làm sao để trong xã hội sẽ không còn một lần phải nhói đau trước nỗi đau của những đứa trẻ bất hạnh.

Chính quyền các cấp không thể thể hiện trách nhiệm từ thái cực này sang thái cực khác, từ chỗ “không biết em Bình bị hành hạ ngần ấy năm trời” đến chỗ… thể hiện quan tâm quá mức. Còn một đứa trẻ khác lại đang rơi vào sự hụt hẫng mà vết thương tâm hồn đau không kém thân thể em Bình bị hành hạ - đó là con trai của vợ chồng chủ quán phở. Tôi thấy, trách nhiệm của báo chí hãy làm sao đừng để dư luận làm tổn thương một đứa trẻ vô tội.

Ông cụ còn cho biết thêm, hàng xóm của cháu cũng không dám đến chia sẻ với cháu… vì những lời nói bóng gió đầy ác ý của một số người quá khích. “Tôi rất mừng khi biết cháu chỉ nghỉ học có hai ngày. Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất cho cháu”. Ông cụ nhờ tôi chuyển đến ban giám hiệu trường L.T.V lời đề nghị chân thành đó.

Lê Huân

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2007

Tôi yêu Liên Xô (tập tiếp theo)

Trong số những phim họat hình Liên Xô mà tôi thích nhất đó là phim Hãy đợi đấy. Nhất là âm nhạc được sử dụng trong bộ phim này. 90 năm kỷ niệm cách mạng tháng 10. Hic…xem lại bộ phim này nữa.


Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2007

Tôi yêu Liên-Xô


Kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7.11.1917 - 7.11.2007):

Đi tìm bài hát Nga Xôviết

(LĐCT) - Website “Nhạc Xôviết” (http://www.sovmusic.ru/) do một người Nga xây dựng, có thể đáp ứng nhu cầu nghe và tải những ca khúc Nga đã từng ăn sâu vào tâm hồn người Việt. Mục tiêu, theo như lời giới thiệu website, là “cung cấp khả năng nghe lại thứ âm nhạc mà tôi cho là tốt và hay”.

Tác giả website viết: “Tổ quốc của chúng ta, phong trào cộng sản thế giới có một lịch sử phong phú và hấp dẫn với những sự kiện lớn, những thấy bại và những chiến thắng, những thành thành tựu xuất sắc về kinh tế và văn hoá . Không được phép để cho tư tưởng, tinh thần và văn hoá của một giai đoạn vĩ đại chết cùng với những người nhớ tới nền văn hoá ấy”.

Tác giả đã kỳ công thu thập, hệ thống hoá và cho phép đông đảo người sử dụng Internet ở nước Nga và trên toàn thế giới được thưởng thức di sản âm nhạc phong phú mà thời đại Xôviết đã để lại cho nhân loại. Website được trang trí bằng tông màu đỏ với quốc huy của Liên bang CHXHCN Xôviết đặt ở vị trí trang trọng phía đầu trang bên trái. Banner của Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Cách mạng Nga (RKSM) với chân dung Lenin và trích dẫn phát biểu của K. Marx và các lãnh tụ cách mạng khác.

Cơ cấu của websiet bao gồm 20 chuyên mục. Các bài hát nổi tiếng của thời đại Xôviết được phân loại như sau: Xếp theo thứ tự bảng chữ cái Nga; Bài hát về Tổ quốc; Bài hát về lao động; Quốc tế ca (bằng các thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt); Bài hát cách mạng; Bài hát về Che Guevara; Bài hát về các thành phố; Bài hát về biển; Bài hát thể thao; Bài hát Đoàn thanh niên Komsomol; Bài hát thiếu nhi; Bài hát về lãnh tụ; Hành khúc quân đội; Tình ca chiến tranh…

Được truy cập nhiều nhất là các bài hát về tổ quốc và tình ca chiến tranh. Những bài hát nổi tiếng của Liên Xô ca ngợi quê hương đất nước như “Chiều Mátxcơva”, “Cây thuỳ dương”, “Nước Nga, tổ quốc tôi”, “Tổ quốc bắt đầu từ đâu”, “Đỉnh núi Lênin”…, những giai điệu trầm hùng, da diết và sâu lắng thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại như “Cachiusa”, “Chiều hải cảng”, “Những con sếu”, “Giờ này anh ở đâu, hỡi người bạn cùng trung đoàn?”, “Đêm tối”… đều có thể tìm thấy ở đây.

Điều đặc biệt là cùng một bài hát, website cho phép người nghe lựa chọn các bản phối khí khác nhau do các nghệ sĩ khác nhau biểu diễn. Ta có thể nghe lại những giọng ca bất hủ thời những năm 1940-1950 như Klavidia Shulzhenko vang trên nền nhạc giản dị cùng âm thanh lạo xạo của kim máy quay trên mặt đĩa nhựa, ta cũng có thể nghe những phiên bản của dàn đại hợp xướng được thu âm trong thập kỷ 1970-1980 với âm thanh cực kỳ sắc nét.

Website còn đưa ra danh sách 20 và 100 bài hát được tải về (download) nhiều nhất. Và một điều ngạc nhiên thú vị là người sử dụng Internet không hề thờ ơ với di sản âm nhạc đồ sộ của thời đại Xôviết. Ba trong số 5 bài hát đứng đầu danh sách này là: “Cuộc chiến tranh thần thánh”, “Cachiusa”, “Quốc ca Liên Xô”. Ưu thế tuyệt đối của website là cho phép người nghe tải về miễn phí và thiết lập cho mình một thư viện những bài hát yêu thích, điều mà những người tâm huyết với di sản âm nhạc Xôviết vô cùng biết ơn, vì băng đĩa các tác phẩm của thời kỳ đó hầu như không có trên thị trường Nga hiện nay.

Bên cạnh đó website còn lưu trữ băng phát biểu của các nhà lãnh đạo Liên Xô như Lenin, Stalin, Brezhnev, Zhukov, tin chiến thắng phát xít Đức qua giọng đọc của phát thanh viên huyền thoại Levitan, bài phát biểu giận dữ của ông Ustinov, Bí thư Trung ương Đảng CS Liên Xô, phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Thông tin được cập nhật ngày 15.10.2007 cho biết, tính đến thời điểm đó đã có 50 triệu trang của website được xem - con số tăng trưởng rất ấn tượng so với 10 triệu cách đây hai năm.

Mạnh Cường (Báo Lao Động)

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2007

Chùa Dơi và lễ đắp núi cát

Trong tết đón năm mới của người Khmer Nam Bộ (tết Chôn chơnam th’mây) có một ngày mà người Khmer đến chùa dâng cơm và đắp núi cát để cầu siêu cho ông bà. Mình chọn địa điểm chùa Dơi vì ở đây bà con vẫn còn giữ khá nguyên vẹn tập tục này. Ngòai ra còn một lý do khác là..đây là những đọan Vidéo tư liệu được thực hiện trước khi chùa dơi gặp hỏa hạn. Chính vậy nên mình giữ nguyên - chẳng thèm thêm vào lời bình làm gì. Cứ để nguyên không khí thực của ngày lễ vậy.

Còn đây là tư liệu khác về lễ Kiết Hạ. Những ngọn đèn cầy được đốt trong chính điện ở các ngôi chùa Khmer suốt 1 tháng ròng. Chi tiết về tục đắp núi cát, lễ kiết hạ các bạn tham khảo tại đây: http://www.soctrang-online.net/forum/index.php?showforum=107

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007

Hỏi thế gian, tình là gì?


Một tuần trôi qua vô cùng… lộn xộn. Cuối tuần toàn những chuyện rất hot. Hot một cách rất… lá cải!

Chuyện cô ca sĩ vác đơn đi kiện… blogger đòi “bồi thường danh dự” với chứng cứ là các entry trên blog.

Báo chí làm ầm lên. Cuối tuần, đến lượt blogger “phản pháo”. Nghe đâu ông luật sư bảo rằng chứng cứ của bên nguyên không có cơ sở pháp lý. Lại còn “phản pháo” luôn với các báo vì chuyện gộp blogger trên thế giới ảo với người thật việc thật làm một.

Mà cũng vui. Chuyện blogger với cái nickname trên blog và người thật có gộp được hay không thì để chờ quan tòa gõ búa. Nhưng các báo lại “xâu” vào chuyện “điều tra” xem blogger có phải là phóng viên của 1 tờ báo không thì… để làm gì nhỉ? Cơ quan báo chí chẳng lẽ phải “quản” cả chuyện PV của mình có lập blog không? Viết gì trên blog à? Hình như người ta quên mất: Blog là cá nhân, nếu làm sai thì cá nhân tự chịu (nếu luật có khung để chịu), mắc mớ gì tới cơ quan nhỉ?

Ngày cuối tuần, tưởng yên thân. Sáng vừa Sign In YM, gặp ngay 1 lô tin nhắn về cái clip của cô diễn viên đang cùng bạn trai làm cái chuyện mà hàng tỉ đôi trai gái đều làm. Thế mà cũng tuôn lên báo, lại còn cố tình gộp cả diễn viên với nhân vật trong phim (đang là thần tượng của tuổi teen) thành một. Báo hại, các bậc cha mẹ một phen hoảng vía vì tuần nào con mình cũng coi phim này trên tàng hình. Chẳng lẽ cứ là diên viên nổi tiếng, cứ là thần tượng thì không được làm chuyện ấy à? Chuyện đời tư, chuyện phòng the là chuyện cá nhân, mắc mớ gì đến nhân vật mà họ đóng trong phim nhỉ? Sao cứ phải cố tình giật như thế cho hot, mà quên rằng đang nhét vào đầu đám thiếu niên những thứ chẳng hay ho về thần tượng của chúng. Trong khi chúng thần tượng nhân vật chứ không phải thần tượng diễn viên. Vậy thì liệu có cần thiết phải đánh cho nó đổ sập trong lòng các em một cách “dã man” vậy không nhỉ?

Nghe đâu, vụ kiện cáo trên chẳng qua cũng chỉ là tức nhau vài thứ… chẳng có gì ầm ĩ. Còn vụ dưới, có tin đồn là anh bạn trai cũ, vì bị “đá”, đau nên tìm cách “trả thù”. Chẳng biết tin không, không biết đúng không. Cũng không cần biết…

Đúng ra, mình chả hay biết gì về vụ cái clip kia đâu. Nhưng nhờ các báo “cảnh báo” rất nhiệt tình, nên sáng ra, chưa đầy 10′ mình chẳng những có đủ thông tin (theo kiểu lá cải) mà còn có đầy đủ những hình ảnh hot nhất. Thấy chưa?!

Tội nghiệp cô ca sĩ. Nếu không phải là nhân vật nổi tiế ng thì đã không cảm thấy “bị xúc phạm” nặng nề đến vậy.

Tội nghiệp cô blogger, nếu không phải là chủ nhân của blog có số lượt truy cập đến 7 chữ số thì cũng đã không gây chú ý đến nỗi phải chuẩn bị hầu hòa.

Tôi nghiệp cô diễn viên, nếu nhân vật của mình không phải là thần tượng của tuổi teen thì dù có tung 100 clips như vậy lên net cũng chả ai quan tâm làm gì. Sau vụ này, đành phải ngùi ôm một mối hận tình. Chẳng trách được ai, cùng lắm thì trở thành một Lý Mạn Sầu thời @, suốt ngày lên blog mà nghêu ngao: “Hỡi thế gian tình là gì, khiến con người… chết sống với nhau…”.

Tội nghiệp nhất là mình, không muốn vẫn cứ phải bị tống vào đầu những thứ rẻ tiền. Ặc… ặc…

Cầu trời, tuần sau đừng bị nhét vào đầu những thứ lá cải này nữa.

Chúc cả nhà cuối tuần bình an nhất có thể!

Thiện tai… Thiện tai…

Copy từ “chuyện của nhà Lươn”

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2007

September 28, 2007 - Không còn khóc nữa…


Vui hạnh phúc bên người chồng vỏn vẹn 19 ngày, cô dâu trẻ giờ trở thành góa phụ ở tuổi 21

Đây là bài viết và ảnh của Lươn Miền Tây. Mình xin phép tác giả cho mình coppy vào Blog của mình. Vậy là ngày này sang năm và…những sang năm…Ở đây lại có một “giỗ hội”. Tin rằng khi ấy, nỗi đau của họ đã vơi đi vì những tấm lòng của chúng ta dành cho họ qua hành động..

Sáng nay mình đã tới xóm Chùa Bồ Đề, cái xóm nằm ngay cạnh chân cầu Cần Thơ, cũng là cái xóm có nhiều người tử nạn nhất trong cái ngày định mệnh 26.9. Cái xóm mà ngày 26.9 năm sau sẽ có hàng mấy chục gia đình cùng tổ chức đám giỗ đầu tiên cho những người thân của họ đã rủ nhau ra đi ngày hôm qua, ngày hôm nay và không biết còn những ngày sau nữa hay không?

Ngôi nhà đầu tiên mình ghé thăm đang tổ chức tang lễ cho anh con trai út mới 23 tuổi. Trước linh cữu là tấm ảnh của một thanh niên còn rất trẻ với gương mặt hiền lành. Người cha già ngồi đó, không vui, không buồn mà cũng không khóc. Cô vợ trẻ, rất trẻ, đầu chít khăn tang, ngôi bất động và cũng không vui, không buồn, không khóc. Người mẹ ngồi bên, cố che chở cô con dâu bé nhỏ. Cũng không vui, không buồn, không khóc. Mẹ chồng, nàng dâu nương tựa vào nhau…

Đúng là “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, ông trời quả thật biết trêu ngươi. Đôi vợ chồng trẻ mới cưới nhau vỏn vẹn đúng 19 ngày, cô dâu mới, có lẽ, vẫn còn chưa kịp thạo việc gia đình bên chồng, giờ đã trở thành góa phụ ở tuổi 21, đúng vào lúc hạnh phúc nhất trong cuộc đời người con gái…

Còn với anh, ngày 26.9 đúng là một ngày định mệnh. Anh vốn làm việc ở bộ phận khác của công trình từ hơn 1 năm nay. Nhưng, trong cái buổi sáng định mệnh đó, vì không đủ người làm tại cái vị trí oan nghiệt kia, anh được điều động để tăng cường. Vừa vào vị trí chỉ chừng 10 phút thì…

Tre già phải khóc măng non. Cuộc sống luôn có những oái oăm như vậy. Người cha già vẫn ngồi đó. Bất động. Có lẽ, ông không còn khóc được nữa. Người con trai nằm trong quan tài kia, người con rể đã được chuyển về BV Chợ Rẫy, hiện vẫn còn trong cơn nguy kịch, và một người cháu hiện vẫn còn trong cái đống đổ nát, vẫn chưa 1 chút tin tức…

Trong lúc tột cùng đau khổ, bỗng dưng mình chợt rùng mình khi nghe ông nói: “Hôm qua vậy là may lắm rồi!”. May? Phải, cái “may” của ông là nếu cái đoạn cầu oan nghiệt kia nó sập trễ hơn chừng nửa tiếng nữa thôi thì số người bị nạn không phải là những con số như mấy ngày nay, mà không chừng, nó sẽ còn gấp đôi, gấp 3. Vì vào giờ cao điểm, ở cái đoạn ấy thường có đến gần 400 người làm việc, chứ không chỉ ngoài 200 như cái buổi sáng tang thương…

Quả thật mình bắt đầu có cảm giác sợ trước cái gọi là “may” từ người thân của những người xấu số. Cái “may” của họ là số người thoát nạn nhiều hơn, dù không phải người thân của mình. Cái “may” của họ là nhà kia có người thân bị nạn nhưng đã qua được cơn thập tử nhất sinh. Thậm chí, cái “may” của họ còn là đã tìm được xác người thân của mình để thà đau 1 lần nhưng còn được nhìn mặt lần cuối, hơn là cứ ngồi chờ vô vọng từ cái đống đổ nát, hoang tàn…

Từ sáng đến trưa trời vẫn mưa tầm tả. Phải xắn quần, xách dép lội bùn trên con đường đất đi xuyên xóm Chùa Bồ Đề. Những đám tang mà mình đến viếng đều khá đìu hiu. Cái không khí hoàn toàn trái ngược với truyền thống đùm bọc và chia sẻ vốn tồn tại từ bao đời nay của người dân quê ở vùng sông nước này. Cũng phải thôi, chỉ ở cái xóm nhỏ này, đã có đến hơn 30 gia đình đều lo tang lễ cho người thân của mình thì còn ai để mà giúp ai nữa chứ!

Đến 1 giờ trưa, ở chân cầu, vẫn còn rất nhiều người ngồi đó, mắt không rời nhìn về nơi có những người xấu số vẫn còn chưa tìm thấy. Dù đã không còn hy vọng gì nữa nhưng họ vẫn cứ trông chờ. Những người mẹ chờ con, vợ chờ chồng, con chờ cha,… Họ cùng nương tựa vào nhau để chờ. Có người ngồi chờ từ sáng qua đến giờ vẫn không ăn, không uống, mắt vẫn không rời khỏi những người công binh, những người cứu hộ với một chút hy vọng mong manh.

Khác với hôm qua, không khí hôm nay ở hiện trường yên ắng hơn. Không còn cảnh chen lấn, gào khóc. Tất cả ngồi chờ trong im lặng. Một sự im lặng rất đáng sợ: Họ cứ ngồi đó với nét mặt không lộ một chút vui buồn, không kêu khóc, không đau khổ và có lẽ cũng không còn hy vọng…

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2007

27, 2007 Tin dữ và..nỗi đau


Ngày định mệnh…

Sáng vừa vào đến cơ quan đã nghe hung tin: Cầu Cần Thơ sập, bị thương nhiều lắm! Sập là sập thế nào được, cầu xây đã xong đâu? Với lại, từ nhà đi làm vẫn ngang qua công trình này, có thấy gì đâu? Hỏi kỹ lại thì đúng là sập thật. Sập phía sát bờ Vĩnh Long nên mình không thấy là cũng phải thôi.

Nghe nói chiều và đêm qua mưa to quá, phần đà mới đổ được vài ngày, sáng nay tháo ra, nó sập ùm xuống. Ôi mẹ ơi, hàng trăm con người chứ ít đâu. Phía bên dưới có cả trăm công nhân làm việc, phía bên trên cũng đâu cỡ hơn trăm. Thân người phải hứng chịu khối bê tông, sắt thép hàng mấy trăm tấn đổ xuống, không cần nói, cũng có thể tưởng tượng được cái cảnh nó bi đát thế nào.

2 ông phóng viên được sếp phân công ra ngay hiện trường để nắm thông tin. Được một lúc, thông tin dội về dữ quá, sếp thông báo: Huy động toàn bộ tham gia, điều thêm 2 ông đang ở An Giang, Bạc Liêu về Cần Thơ cấp tốc! Mình dù không phải phóng viên cũng được sếp phân công theo chân đoàn ứng cứu. Gõ vội vài chữ lên Blast để kịp thông tin cho cả nhà, còn mình thì xách máy ảnh lao ngay ra xe…

Vừa ra khỏi cơ quan đã gặp xe cứu thương hú còi inh ỏi. Cả quảng trường phía trước Bệnh viện đa khoa bị phong tỏa, con đường đại lộ Hòa Bình hàng ngày rộng thênh thang, giờ cũng trở nên chật kín. Các anh CSGT phải ra tay dẹp đường cho xe cứu thương đi. Nói đến đây mới thấy dân mình dễ thương. Thường ngày thì ôi thôi cứ lấn tuyến, giành đường kinh. Hôm nay lại rất chi hòa nhã, đứng hẳn ra sát 2 bên lề đường mỗi khi có xe cứu thương đi qua.

Bến tàu du lịch Ninh Kiều hôm nay vô cùng tấp nập. Nhưng lại là cái tấp nập rất đáng sợ: Xe cứu thương của 5 bệnh viện to nhất Cần Thơ đều được huy động về túc trực tại đây. Dân phòng, CSTT, cơ động, CSGT, bộ đội, bác sĩ, y tá,… chen chúc nhau đứng ngóng ra phía sông Hậu, nơi có những chiếc canô, xuống máy lần lượt chở nạn nhân vào bờ. Cảnh tượng làm mình rùng mình nhớ lại cái cảnh cách đây 10 năm, người ta cũng chen nhau nơi cửa biển Khánh Hội (Cà Mau) ngóng ra biển chờ những chiếc tàu chở nạn nhân cơn bão số 5 ngày nào…

Ở BVĐK Trung ương Cần Thơ, ngay trước cổng đã đông kín các lực lượng ứng cứu và giữ trật tự . Người ta làm mọi cách để không cản trở việc chuyển nạn nhân giây phút nào. Toàn bộ lực lượng y, bác sĩ của tất cả các bệnh viện đều được huy động tổng lực tham gia. Số ở tại chỗ để cấp cứu, hồi sức và cả mổ cấp cứu cho những nạn nhân được đưa vào. Một số rất lớn khác thì được đưa lên các xe cứu thương, huy động luôn cả xe cảnh sát, quân sự để chuyển gấp các y, bác sĩ ra hiện trường vụ tai nạn để cấp cứu tại chỗ…

Một cảnh hỗn loạn và hoang mang chưa từng thấy tại Cần Thơ từ trước đến giờ!

Số người bị nạn quá nhiều, các bệnh viện đều quá tải. Nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là thiếu máu để truyền cho nạn nhân. Ở BVĐK Trung ương, một “đội quân” khá hùng hậu - là nhân viên của Dược Hậu Giang - đã được huy động tập trung về đây để tham gia hiến máu cứu người. Những người đi đường, nhiều người biết thông tin này cũng đã tự nguyện vào BV để xin được hiến máu. Cả các y bác sĩ cũng tham gia hiến máu. Các em sinh viên ĐH Y Dược đang thực tập tại BV cũng hiến máu. Máu được tiếp nhận, kiểm tra xong, cấp tốc được chuyển đến các BV khác để cứu người. Phải nói chưa bao giờ thấy cảnh hiến máu sôi động như sáng nay. Người tình nguyện và cả người tiếp nhận đều sốt sắng đến mức cao nhất. Không cần phòng ốc, mà thực ra thì phòng ốc đâu cho đủ, tất cả nằm, ngồi ngay bên mái hiên, thậm chí ngay tại sân BV để lấy máu. Số lượng máu tiếp nhận rất nhiều, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu so với số đơn vị máu cần phải có. Ở BV 121, đích thân ông GĐ BV trực tiếp tham gia cấp cứu. Điện thoại của ông hoạt động không ngớt, mà thông tin chủ yếu vẫn là tiếp nhận bệnh nhân và “cầu cứu” máu. Đến cuối giờ buổi sáng, nghe thông tin từ Trung tâm Truyền máu khu vực Cần Thơ, đã có hơn 2.000 địa chỉ người dân đăng ký tại trung tâm này để sẵn sàng hiến máu bất cứ khi nào cần. Một em học sinh đã gọi điện thoại đến, vừa khóc vừa xin chỉ chỗ để em hiến máu. “Chắc là họ cần máu lắm phải không chú?!”… Ôi, cái tình của dân mình. Trong cơn hoạn nạn, họ sẵn sàng nhường 1 phần “sự sống” ngay trên chính thân thể của mình với hy vọng giúp được chút gì đó cho người bị nạn. Có lẽ, đó là niềm vui duy nhất mà mình nhận được trong cái ngày định mệnh này…

Rồi đây, người ta phải điều tra, làm rõ nguyên nhân tai nạn. Nhưng đó là chuyện của các cơ quan chức năng đối với một chuyện đã rồi. Chỉ thương cho các bạn công nhân không may trong một buổi sáng định mệnh. Rất nhiều trong số họ không phải là dân Cần Thơ hay các tỉnh lân cận. Nhiều, nhiều lắm số công nhân này từ ngoài Bắc, Trung vào đây. Bao năm xa nhà để tham gia xây dựng một “công trình thế kỷ”, giờ ngậm ngùi ôm hận nơi đất khách quê người. May mắn sống sót thì cũng rất nhiều người sẽ mang thương tật suốt đời. Trước mắt, đang trong cơn thập tử nhất sinh này, không biết cha mẹ, vợ con, gia đình họ ngoài đó đã hay tin chưa? Không biết liệu có còn kịp nhìn nhau lần cuối hay không? Ít ra là chỉ trong buổi sáng nay đã có khoảng 20 người không còn nhìn thấy người thân lần cuối! Đến chiều hôm nay, con số đó đã tăng lên đến hơn 50 người. Đó là chưa kể số người vẫn còn kẹt trong đống đổ nát, có lẽ với họ dữ nhiều lành ít!

Mai này, cầu Cần Thơ vẫn sẽ hoàn thành. Đây vẫn là cây cầu lớn nhất và hoành tráng nhất Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển cho cả vùng đất với hàng triệu cư dân. Nhưng liệu sẽ còn bao nhiều người nhớ rằng: Cây cầu hùng vĩ đó không chỉ có bê tông, sắt thép mà còn có cả máu của hàng trăm con người kiến tạo nên nó.

Cầu Cần Thơ - Công trình của thế kỷ. Bao năm nay người ta vẫn nói thế mỗi khi nhắc đến chiếc cầu mà tổng chiều dài lên đến gần 16 cây số này. Nó chưa thành hình thì chỉ mỗi cái ảnh phối cảnh trên giấy của nó đã được xem như một niềm tự hào của người dân 2 bờ Cần Thơ - Vĩnh Long và tràn ngập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy thì những con người đã ngã xuống để cho “công trình thế kỷ này” này sừng sững đứng lên, tên của họ cần phải được lưu lại ở một tấm bia ngay trên chính cây cầu này. Li�
�u có quá đáng lắm không?

***************************************************

* Updated 22:00, 26/9/2007 (xin phép không cập nhật thêm những thông tin đau lòng): Chỉ trong 1 ngày, lượng máu huy động được do những người tình nguyện đến hiến tại trung tâm Huyết học và truyền máu khu vực Cần Thơ đã lên đến 700 đơn vị máu, nhiều hơn số lượng dự kiến cần phải có để giúp các nạn nhân. Con số này tạm dừng lại ở đây là do tại trung tâm đã không còn chỗ để chứa máu dự trữ nữa nên chuyển sang phương án dùng “ngân hàng máu sống”, tức là chưa lấy máu của những người hiến máu tình nguyện ở khu vực nội ô TP Cần Thơ mà chỉ ghi tên họ vào danh sách, khi cần thì mời họ đến lấy máu giúp bệnh nhân. Danh sách này nếu huy động hết cũng sẽ đạt số lượng không ít, vì có cả những đơn vị đông nhân viên như: Vietcombank, Incombank, Cty Dầu Thực vật Cái Lân,…
Như vậy, nhu cầu máu đã có thể yên tâm. Âu cũng là một tín hiệu mừng cuối ngày cho các nạn nhân và gia đình của họ. Cầu chúc cho các công nhân và gia đình những người bị nạn vượt qua thử thách nghiệt ngã này…

Bài này mình coppy từ Blog Lươn Miền Tây. Bài viết cảm động quá.

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2007

Việt Nam mình nó thế

Vào thư viện quốc gia nhiều lần, tôi phải nể mấy bác già cặm cụi đọc đọc ghi ghi. Hỏi chuyện thủ thư mới biết là nhiều bác đến khá đều đặn. Có những bác đến đọc báo tây, báo tàu. Có bác còn ngày ngày vác quyền sách dày cộp ra đọc, ghi chép rất cần mẫn. Mà tuổi nhiều bác ều đã thất, bát tuần cả. Có người xấp xỉ tuổi chín mươi nữa.
Hôm nay vào thư viện, tôi thấy một bác hơi đặc biệt. ông ngồi giở đến ba quyển sách Ngữ pháp tiếng Việt ra dò đọc từng đọan quyển này rồi lại nhảy sang dò đọc, quyển khác. có vẻ như ba quyển chưa đủ đối chiếu, ông lại trả quyển này mượn quyển khác (vì thư vện chỉ cho mượn mỗi lần ba quyển) Tò mò, thấy ông trả hết sách đi ra với vẻ chưa vừa bụng, tôi đi theo, lựa lời hỏi:
- bác nghiên cứu ngôn ngữ học hả bác?
Ông vừa hậm hực nhếch một nụ cười, vừa thanh minh:
- Tôi có biết mấy về ngôn ngữ học đâu!
- Em thấy bác nghiên cứu cả mấy bộ ngữ pháp mà!
- À, bực mình thì xem lão ấy nói có đúng không thôi.
- Bác nói thế nào, em không hiểu?
Nhìn vẻ quan tâm khá chân thành của tôi, ông chặc lượi:
- ông không hiểu là phải! Nhưng mà câu chuyện hơi dài dòng. Hay là ta ra chỗ ghế đá ngồi…
Chúng tôi ngồi chỗ ghế đá vườn hoa rợp bóng cổ thụ trong khuôn viên thư viện và ông đã kể về nỗi bực mình dẫn ông đến đây.
Ông có ông bạn gần nhà, cũng khá thân, thường có thể tâm tình nhiều chuyện. ông bạn cũng là người chịu đọc báo chí và trước cũng được học hành nhiều. Chỉ mỗi tội là hơi tiêu cực, buông xuôi. gặp chuyện gì bực mình cũng chỉ buông một câu “Việt Nam mình nó thế!”. Nhiều lúc ông rất bực.
Dạo trước đọc bài báo thấy một ông kêu chuyện thấy một chủ trương của ủy ban quận đưa ra bốc thăm nhà tái định cư không dưa vào diện tích bị thu hồi, ông gửi kiến nghị yêu cầu ông Chủ tịch Hội đồng nhân dân giám sát, ngăn chặn việc làm sai, ông lại nhận được văn bản trả lời của ông Bí thư quận ủy! Ông đem chuyện đó kể cho ông bạn nghe. Ông bạn buông luôn lời bình “Việt Nam mình nó thế!”. Ông bực, lườm một cái, bỏ về.
Hôm vừa rồi nghe chuyện ở quê, ông kể lại cho ông bạn nghe. Đó là chuyện do cơ cấu một đại diện doanh nghiệp vào cấp tỉnh, họ đưa một anh giám đốc xí nghiệp. Anh ta và xí nghiệp làm ăn bê bết chứ khá gì đâu, thế mà cũng được bầu. Rồi anh ta được phân công làm chủ tịch cả thành phố! Ông kể với tất cả bực dọc, thế mà ông bạn chả hưởng ứng, đồng thuận gì, còn buông một câu “Việt Nam mình nó thế!”. Ông bực quá gắt luôn:
- Ông buồn cười nhỉ? Như thế mà lúc nào cũng “Việt Nam mình nó thế”! Cònra thể thống gì nữa?
Ông bạn tủm tỉm:
- Nó thế thì tôi nói thế! Sao ông gắt tôi? Này tôi hỏi ông nhé: Cưa là lọai từ gì?
Bác đang bực cũng phải tòn mắt lên:
- Ông này buồn cười nhỉ. “Cưa” thì liên quan gì?
- Không, ông đã học ngữ pháp cả ta, cả tây rồi. Ông cứ trả lời tôi xem!
- Ừ thì trả lời! “Cưa”, “cái cưa” là danh từ chứ gì nữa.
- Ừ, nhưng ở câu “Tôi cưa khúc gỗ này” thì nó có là danh từ không?
- Sao là danh từ được? Là động từ!
- Đấy nhé! Tiếng Việt Nam mình nó thế. Lúc là danh từ, lúc là động từ! Tôi lại hỏi ông: “Cưa” làm những chức năng gì trong các câu sau: “Cái cưa này rất sắc”, “Anh cho tôi mượn cái cưa”…
- Lằng nhằng gì thế? Muốn gì nói toẹt ra đi!
- Ông không muốn trả lời thì tôi nói. Cũng là danh từ “cái cưa” nhưng nó có thể làm chủ ngữ. Lúc cần nó làm bổ ngữ. Có sao đâu nào! Tiếng Việt Nam mình nó thế!
Nói rồi ông bạn còn ghi cho ông cách mượn mấy quyển sách ngữ pháp ở thư viện tham khảo các đọan về chuyện đó để mà hiểu cái lý “Tiếng Việt Nam mình nó thế”.
Nghe ông kể, tôi bật cười:
- Bác đã đọc cả mấy chuyên gia ngữ pháp rồi, bác thấy bác kia nói có đúng không?
- Thì lão ấy nói đúng chứ sao! Tiếng tây nó không có chuyện nhập nhằng ấy. Lọai nào ra lọai ấy, có hình thức khác nhau rõ rệt. mà có làm nhiệm vụ gì thì cũng phải làm cho tử tế. Động từ “verbe” là phải chia theo ngôi, theo thì…không lơ tơ mơ…
Tôi hơi cười:
- Bác thấy người ta nói đúng sao bác còn hậm hực? Em thấy…
Ông thở dài:
- Mình hậm ực vì lão bảo. Việt Nam mình nó thế. Xã hội, con người cứ nhập nhằng. Bảo rằng họ tài cũng được, bảo rằng không đào tạo tử tế, sử dụng cho đúng đắn, là không tốt đều được. Cái nhập nhằng ấy nó ăn sâu vào nếp tư duy và nó biểu hiện ra ngôn ngữ là cái vỏ tư duy. Thế thì có gì mà phải kêu? Rồi ai cũng hiểu cả. Chưa ai vì cái chữ “cưa” không rạch ròi mà không hiểu nhau đâu nào!
Tôi lại cười:
- bác ấy lập luận lô-gích quá! Sao bác còn hậm hực?
- Lão ấy bậy! Ngôn ngữ là ngôn ngữ! Mà ngay ở ngôn ngữ, các nhà khoa học cũng đầu tư công sức để giúp mọi người đỡ nhập nhằng lộn xộn kia mà!
- Bác đã nói đến thế thì em chả biết nói gì thêm với bác!
8.2007

Bài này của tác giả Lê Dân, đăng ở mục Trà dư tửu hậu trên tạp chí Kiến Thức ngày nay số 616. Mình rất thích bài này nên chếp lên đây.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2007

Hành tím đặc sản ở xứ biển Sóc Trăng

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nếm qua món dưa hành. Đặc biệt là hành tím thì..tuyệt cú mèo. Hành tím ở Việt Nam thì độc đáo và chuyên sản xuất là huyện ven biển Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Đây là đọan phim giới thiệu về đặc sản hành tím.

Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2007

Vài đọan Video về Sóc Trăng

Thấy bánh mì nóng chiếu phim nên tớ cũng “bắt trước” chiếu vài đọan phim về Sóc Trăng cho vui. Ai chưa tới thì cũng như tới rồi nhé.

Đây là đọan Video do tớ tự dàn dựng và quay phim nhé. Bài hát minh họa tên là bài Sóc Trăng quê tôi của NS Quách Trung Tín.

Vài đọan Video về Sóc Trăng

Thấy bánh mì nóng chiếu phim nên tớ cũng “bắt trước” chiếu vài đọan phim về Sóc Trăng cho vui. Ai chưa tới thì cũng như tới rồi nhé.

Đây là đọan Video do tớ tự dàn dựng và quay phim nhé. Bài hát minh họa tên là bài Sóc Trăng quê tôi của NS Quách Trung Tín.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2007

Những niềm vui chưa trọn vẹn

Suốt mấy ngày qua, tin Nguyễn Ngân Giang - học sinh lớp 12A2, trường THPT An Lạc Thôn, huyện Kế Sách(Sóc Trăng) thi đậu vào trường Đại học Cần Thơ, chuyên ngành sư phạm Vật lý - Tin học làm cho cả xóm nhà em vui như mở hội. Bà Đinh Thị Cúc - mẹ của Giang ngắm nhìn tấm giấy báo trúng tuyển in đậm tên con mà cứ ngỡ như đang mơ.

Bà Cúc nói với chúng tôi trong những giọt nước nước: “Gia đình cảm ơn thầy cô đã dạy dỗ cho nó để được như ngày hôm nay. Nhưng nói thiệt là lo nhiều hơn mừng. Con đỗ đạt nhưng không biết rồi đây sẽ ra sao”?

Nguyễn Ngân Giang gặp bất hạnh từ khi chưa chào đời. Người cha vì không chịu nổi cảnh nghèo khó túng thiếu đã nhẫn tâm bỏ rơi mẹ em khi bà bụng mang dạ chửa. Nhà không có “cục đất chọi chim”, mẹ của em về quê xin ở đậu trên nền đất của người bà con ở ấp Hoà Phú, xã Xuân Hoà và đi làm mướn để sinh sống. Giang lớn lên trong tình thương của mẹ và sớm phải nhọc nhằn lao vào cuộc mưu sinh. 8 tuổi, Giang đã thạo việc ôm lúa, vác đất mướn… và quen với thời gian biểu: nửa buổi đi học, còn nửa buổi ngoài đồng. Khó khăn vất vả không làm chùn ý chí của cậu học trò nghèo. Liên tục 12 năm, Nguyễn Ngân Giang là gương mặt học sinh giỏi tiêu biểu của trường, của lớp, Giang 3 lần nhận học bổng “Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ” của tỉnh Sóc Trăng.

Giang tâm sự thật lòng cùng người viết: “ em không ngại chuyện làm thuê, làm mướn, làm những công việc nặng nhọc…miễn sao có tiền giúp mẹ và đi học. Chị hỏi học lực như vậy sao không chọn ngành khác? Em chọn ngành sư phạm để thi nếu thi đậu thì mình không phải đóng học phí và… Từ hòan cảnh của mình nên cũng muốn sau này nếu học xong, mình có thể giúp đỡ được những học sinh có hoàn cảnh nghèo khó giống như mình”. Ngày 24/8 vừa qua chúng tôi đến nhà thì Giang vẫn đang cùng Mẹ đi hái chanh mướn ở mấy mảnh vườn gần nhà.

Một hoàn cảnh cũng giống như Ngân Giang và cùng học chung lớp là hòan cảnh của Huỳnh Ngọc Phuỷ. Ít ai ngờ suốt 3 năm học ở trường cấp III An Lạc Thôn, cô học trò này chỉ đến lớp với duy nhất 1 chiếc áo dài trắng. Nhà Phuỷ có 8 chị em. Cha Phuỷ đi mua các loại trái cây dừa chuối…của bà con trong vườn về bán lại cho thương lái, thu nhập hàng ngày khoảng 30.000 đồng. Mẹ bán bắp xôi ngoài chợ và nhận làm thuê, làm mướn đủ việc, tiền công nhật cũng chỉ được thêm 5 - 10.000đồng. Gặp lúc các con ốm đau bệnh tật, hoặc trời mưa dầm cha, không đi làm được, mẹ Phủy phải vai nợ nặng lãi bên ngoài, nhà em hầu như luôn lâm vào cảnh nợ nần, túng thiếu. Dẫu phải đói ăn, thiếu mặc nhưng chị em Ngọc Phuỷ luôn nhắc nhở nhau chăm ngoan, hiếu học. Chị thứ tư của Phủy hiện đang là sinh viên Trường Đại học Dân lập Vĩnh Long, chị thứ năm học trung cấp Luật ở Cần Thơ. Riêng thành tích học tập của Ngọc Phuỷ cũng thật xuất sắc: liên tiếp 12 năm là học sinh tiên tiến, đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lý lớp 12. Em cũng vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Cần Thơ, chuyên ngành cử nhân Văn.

Có lẽ những khó khăn, vất vả của đời thường đã tạo cho cô bé này một tính cách mạnh mẽ. Em nói:- Dù hòan cảnh gia đình em khó khăn nhưng thật sự là em không cảm thấy mặc cảm trước bạn bè, chỉ cố gắng học sao cho bằng hoặc hơn bạn. Nhưng điều mà em tâm niệm là phải cố gắng học giỏi để cha mẹ vui lòng.

Thầy Nguyễn Ngọc Hải, giáo viên chủ nhiệm 12A2 nói cùng chúng tôi:

- Lớp mà tôi chủ nhiệm năm nay có 8 học sinh thi đậu vào đại học nhưng hầu hết các em đều nghèo. Riêng với hai em Phuỷ và Giang thì tôi và ban giám hiệu đều khẳng định là rất chăm ngoan. Thế những với điều kiện của một trường vùng sâu, còn rất nhiều khó khăn thì ngòai những chuyện trong tầm tay như giúp đỡ chút ít vật chất để các em đi thi, đăng ký ở trọ miễn phí theo chương trình của Báo Lao Động thì các thầy, cô ở trường cũng còn khó khăn. Tôi mong các em nhận được sự giúp đỡ của mọi người để con đường vào đại học của các em bớt chút gập ghềnh.

Đầu tháng 9 này, Giang và Phuỷ đã phải tập trung lên trường Đại học Cần Thơ để làm thủ tục nhập học. Theo chuyên ngành đào tạo, thì Ngân Giang và ngọc Phủy không phải đóng học phí, nhưng còn các khoản chi phí sinh hoạt ăn ở trong thời gian các em trọ học xa nhà đang là gánh nặng đối với các gia đình. Mong sẽ có những vòng tay nhân ái giúp cho Ngọc Phuỷ, Ngân Giang có điều kiện để có thể bước chân vào giảng đường Đại học.

27/8/2007 - Kim Hoàng

Bài viết này sử dụng được sự cho phép của tác giả Kim Hòang

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2007

Cháy rồi mới thấy..


Vụ hoả hoạn ở chùa Mahatup (tức chùa Dơi), phường 3, TP.Sóc Trăng đã thiêu rụi toàn bộ vật dụng phục vụ việc thờ phụng và sinh hoạt của ngôi chánh điện. Vòm mái chánh điện hư hỏng nặng. chỉ riêng thiệt hại về vật chất ở khu chánh điện là hơn 500 triệu đồng, chưa tính tới những giá trị văn hóa về tinh thần, tín ngưỡng và kèm theo đó là giá trị về văn hóa cổ truyền là vô giá. Vậy nhưng việc phục hồi lại khu chánh điện quả thực là không đơn giản vì kinh phí ước tính từ 1,2 đến 1,5 tỷ đồng.

Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí để “trùng tu” ngôi chánh điện..

Phát biểu ngay sau khi đến khảo sát hiện trường vụ hỏa hoạn, thăm hỏi các vị sư sãi và hội đồng quản trị chùa Maha Tup(chùa Dơi), ông Huỳnh Thành Hiệp - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã đã khẳng định “Chánh điện chùa Mã Tộc cần phải trùng tu, sửa chữa lại càng sớm càng tốt vì đây là một di tích văn hóa đặc biệt của tỉnh Sóc Trăng. Kinh phí sẽ được thực hiện theo phương án “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Nhưng cái chính vẫn là sự tự lực của bà con trong bổn sóc và hội đồng quản trị chùa”.

Cũng cần nhắc lại một chi tiết là ngôi chánh điện này được chính Thượng tọa Lâm Riêne cùng các vị sư và những nghệ nhân trong bổn sóc tự tay xây dựng (bắt đầu vào năm 1968) trên nền của ngôi chánh điện cũ được xây chủ yếu bằng vật liệu vôi vữa và gỗ. Còn phần lớn những mái chánh điện của các chùa khơmer ở Sóc Trăng sau này ở chánh điện của những ngôi chùa khác đều được đúc bê tông luôn cả 3 lớp mái. Nhưng nét cổ kính và vẻ đẹp thuần kiết Khmer nam bộ như chánh điện chùa Maha Tup thật hiếm. Nhưng tất cả đều có một nét chung là bàn thờ Phật ở chánh điện đều được trang hoàng với nhiều lọng, tán, diềm vải sặc cùng các khung ban thờ bằng gô nên đây chính là những vật dụng cực kỳ dễ bắt lửa và nếu có đèn cầy ngã đổ.

Ngày 16/8, khi đề cập lại vấn đề hỏa họan ở chánh điện chùa Maha Tup, đại đức Diệp Phi-trụ trì chùa Kos Tung ở huyện Cù Lao Dung đã cho biết “Những việc sơ suất vào mùa kiết hạ cũng đã từng xảy ra ở một số chùa. Khi gặp nhau ở các kỳ hội họp thì các ông Lục (Đại đức, Thượng tọa) vẫn thường hay nhắc nhở nhau vì đã có một số vụ cháy xảy ra nhưng được chữa kịp do phát hiện sớm”. Chính vì vậy mà ở chùa Kostung hiện nay, nhà chùa đều cắt cử người kiểm tra, theo dõi kỹ lưỡng các ban thờ phụng cả trước, trong và sau khi đã lên đèn nhang cúng tế, đặc biệt là trong mùa Kiết Hạ”.

Cần lưu tâm đến những bảo vật vô giá về văn hóa

Sóc Trăng có 92 ngôi chùa Khmer và điều này cũng đồng nghĩa với 92 ngôi chánh điện, nơi lưu giữ những hiện vật quý về nét văn hóa độc đáo của người Khmer nam bộ. Như 45 tượng Phật Thích Ca làm từ nhiều chất liệu như ciment, gỗ, đồng, đá trắng, đất nung,… hầu hết được chạm trổ, sơn son thếp vàng ở chánh điện chùa Khleang; Chùa Sóc Dồ thuộc huyện Mỹ Tú đang lưu giữ những dòng kinh Phật cổ được chạm khắc trên lá thốt nốt từ xa xưa nhưng vẫn còn rõ nét. Chùa Sà lôn ở Mỹ Xuyên vẫn còn giữ rất nhiều những hiện vật bằng gỗ quý như giường ngủ, bộ đôn, bàn ghế được chạm trổ tinh vi từ thế kỷ 18-19 khi những người Hoa vừa đến đây lập nghiệp đã cúng vào nhà chùa, phảnh ánh đậm nét “giao thoa văn hóa” giữa 3 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer ở vùng đất này. Hay như chùa Tùm Núp ở xã An Ninh, huyện Mỹ Tú mang đậm phong cách thiết kế của người pháp hồi đầu thế kỷ 19. Ngòai những bảo vật bằng bạc, ngà voi có tính chất tôn giáo, tín ngưỡng, nơi đây còn lưu giữ được trên 100 cây đèn dầu “Hoa Kỳ” đủ kiểu. Một thông tin đáng chú ý khác. Trong số hơn 13 ngàn hiện vật có giá trị mà Bảo tàng Sóc Trăng đang cất giữ và trưng bày thì đã có đến trên 50% hiện vật của đồng bào Khmer và các nhà chùa hiến tặng.

Chính vậy, sau vụ hỏa họan ở chùa Maha Tup, đã đến lúc chúng ta cùng nghiêm túc xem lại cảnh báo về khả năng hỏa hoạn cao ở một số khu chánh điện và đề nghị một số nhà chùa nên lắp đặt hệ thống cứu hỏa tự động mà Sở khoa học-công nghệ và môi trường Sóc Trăng đã đề xuất từ những năm trước.

Sau vụ hỏa hoạn này thì mới thấy đây là một đề xuất hợp lý bởi lẽ - những giá trị văn hóa về tinh thần, tín ngưỡng và kèm theo đó là giá trị về văn hóa cổ truyền là vô giá.

PS/ Híc..híc..Hôm chùa cháy. Mình vào ngay định xem có con Dơi nào bị “cháy dốt dốt” để mang về làm “..bữa trưa”. Vậy mà chẳng có con nào bị hết. Vì bởi đàn Dơi trú ngụ ở xa khu chánh điện. Vậy là buổi chiều…rủ thêm mấy thằng bạn xuống quán Lâm đường 30/4 làm bữa cháo Dơi để…chia buồn cùng mấy ông Lục. Híc..híc…

Phương Quang

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2007

MÓN QUÀ CUỘC SỐNG

Có một chàng trai bị bệnh ung thư. Chàng mới 19 tuổi, nhưng có thể chết bất kì lúc nào vì căn bệnh quái ác này. Suốt ngày, chàng phải nằm trong nhà.

Do đó, chàng trai luôn mong ước được ra ngoài chơi, dù chỉ một lúc cũng được.

Sau rất nhiều lần năn nỉ, bố mẹ cậu cũng đồng ý. Chàng trai đi dọc theo con phố- con phố nhà mình mà vô cùng mới mẻ- từ cửa hàng này sang cửa hàng khác. Khi đi qua một cưả hàng bán CD nhạc, chàng trai nhìn qua cưả kính và thấy một cô gái. Cô gái rất xinh đẹp với một nụ cười hiền lành.- và chàng trai biết đó là “tình yêu từ ánh mắt đầu tiên”. Chàng trai vào cửa hàng và lại gần bàn cô gái đang ngồi. Cô gái ngẩng lên hỏi :

- Tôi có thể giúp gì được cho anh?

Cô gái mỉm cười, và đó là nụ cười đẹp nhất mà chàng trai từng thấy.

- Ơ…chàng trai lúng túng.

- Tôi muốn mua một CD…

Chàng chỉ bừa một cái CD trên giá rồi trả tiền.

- Anh có cần tôi gói lại không? Cô gái hỏi, và lại mỉm cười.

Chàng gật đầu, cô gái đem chiếc CD vào trong.

Khi cô gái quay lại với chiếc CD đã được gói cẩn thận, chàng trai tần ngần cầm lấy và đi về.

Từ hôm đó, ngày nào chàng trai cũng tới cưả hàng, mua một chiếc CD và cô gái bán hàng lại gói cho anh.

Những chiếc CD đó, chàng đem về nhà và cất ngay vào tủ.

Anh rất ngại, không dám hỏi tên hay làm quen với cô gái.

Nhưng cuối cùng, mẹ anh cũng phát hiện ra việc này và khuyên anh cứ nên làm quen với cô gái xinh đẹp kia.

Ngày hôm sau, lấy hết can đảm, chàng trai lại đến cửa hàng bán CD. Khi cô gái đem chiếc CD vào trong để gói, anh đã để một mảnh giấy ghi tên và số điện thoại của mình lên bàn.

Rồi anh cầm chiếc CD đã được gói - như tất cả mọi ngày - đem về.

Vài ngày sau…

Reeeeeeeeeeeeeeng !!!

Mẹ chàng trai nhấc điện thoại :- “Alô?”

Đầu dây bên kia là cô gái ở cửa hàng bán CD. Cô xin gặp chàng trai nhưng bà mẹ òa lên khóc :

- Cháu không biết sao? Nó đã mất rồi…hôm qua…

Im lặng một lúc. Cô gái xin lỗi, chia buồn rồi đặt máy.

Chiều hôm ấy, bà mẹ vào phòng cậu con trai.

Bà muốn sắp xếp lại quần áo cuả cậu, nên đã mở cửa tủ.

Bà sững người khi nhìn thấy hàng chồng, hàng chồng CD được gói bọc cẩn thận, chưa hề được mở.

Bà mẹ rất ngạc nhiên, cầm một cái lên, mở ra xem.

Bên trong lớp giấy bọc là một chiếc CD cùng với một mảnh giấy ghi : “Chào anh, anh dễ thương lắm - Jacelyn”

Bà mẹ mở thêm một cái nữa..

Lại thêm một mảnh giấy ghi : “Chào anh, anh khoẻ không? Mình làm bạn nhé? - Jacelyn”

Một cái nữa, thêm nữa… trong mỗi cái CD là một mảnh giấy…..

Trong mỗi cử chỉ đều có thể tiềm ẩn một món quà. Giá như chúng ta đừng ngần ngại mở tất cả những món quà mà cuộc sống đem lại.

*****

Tôi lấy câu chuyện này từ blog của một cô gái đang chống chọi với căn bệnh ung thư. Cô khác với chàng trai rụt rè kia. Hàng ngày, cô vẫn mở cửa bình thản đón nhận cuộc sống ùa vào.

Trong một entry khác cô viết:

Đổi màu thème!

Hóa ra để nền màu đen thì nhìn mọi chữ nghĩa hình ảnh lại rõ nét hơn hẳn!

Đôi khi trong đau khổ, tăm tối, người ta mới nhìn thấy rõ được những điều tươi sáng và đẹp đẽ..

Right?

Vâng, cô đang chấp nhận thua thiệt để nhìn đời thật tươi sáng và đẹp đẽ.

Tôi đã từng muốn công khai blog của cô, để bạn bè biết đến cô nhiều hơn. Nhưng cô muốn tự mình đứng bên ô cửa sổ nhìn ra khoảng trời bao la và rộn rã bên ngoài.

Cầu mong cô bình an.

Mình copy lại từ blog của VMC. Nghị lực của cô đã giúp tôi nhìn lại chính mình cần sống sao cho phải lẽ với cuộc đời hôm nay. Cảm ơn cô gái.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2007

Entry for June 04, 2007 Ơi trời! một cô giáo đi bán phao thi

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT năm 2007, Sóc Trăng có 10.833 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 8.749 thí sinh THPT và 2.089 thí sinh hệ bổ túc dự thi tại 5 hội đồng coi thi ở các điểm trường ở thành phố Sóc Trăng. 88 phòng thi của các hội đồng thi này được bố trí hầu như biệt lập và cách xa hoàn toàn với các con phố, con hẻm. Xung quanh các phòng thi đều là một khoảng sân rộng, trống trải…việc ném phao hầu như là vô vọng. Chỉ ở 5 hội đồng thi này đã có tới gần 250 cán bộ giám thị gác thi và phối hợp 60 cảnh sát làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự.

Chỉ đến ngày cuối sáng của ngày thi thứ hai đã có 59 trường hợp bị giám thị lập biên bản, cấm thi do vi phạm quy chế, đem tài liệu vào phòng thi; 30 thí sinh phổ thông và 89 thí sinh hệ bổ túc bỏ thi. Nếu như ở những hội đồng thi hệ THPT, các thí sinh có vẻ vững tin với hình thức thi trắc nghiệm thì ở những hội đồng thi hệ BT đã có những chuyện cười ra nước mắt. Vì quy chế thi quá nghiêm nên đến ngày thi môn hóa học, có không ít thí sinh hệ này đã phải chơi trò “xin xăm” với bài thi trắc nghiệm chứ không dám giở tài liệu hay phao mang theo.

Kỳ thi chắc chắn sẽ để lại một hình ảnh đẹp nếu như không có sự cố “người bán phao” trước hội đồng thi trường THCS phường 4. TP.Sóc Trăng trong hai ngày 30 và 31/5 và sau đó được xác định là bà Châu Anh Đào, giáo viên dạy toán trường THPT Lệ Lợi. Trong bản tường trình gửi Sở GD-ĐT Sóc Trăng, bà Đào cho rằng khoảng sau 12 giờ trưa ngày 30/5 bà đến quán cà phê đối diện hội đồng thi trường THCS phường 4 là để hướng dẫn cho một thí sinh con của một giáo viên ở huyện Kế Sách cách trình bày phiếu thi trắc nghiệm. Bà cho rằng lúc này trên bàn của Bà ngồi “có cả các cuốn hóa học bày ngổn ngang”? và Bà khẳng định “hoàn toàn không bán phao thi hay giải bài thi gì cả”. Rất tiếc, những tấm ảnh mà các phóng viên đã chụp được thì hoàn toàn ngược lại! Lý lịch ảnh kỹ thuật số chỉ rõ thời gian chụp tấm ảnh này là 1h 36 phút 17 giây PM ngày 30/5/2007. Phóng to ảnh thì còn nhìn rõ xấp phao được buộc giây thun và hàng chữ “Đề cương ôn tập môn Hóa Học”!!! Một số tấm ảnh khác cũng đã chỉ ra túi đựng “phao” là một túi xách du lịch lớn màu đen. Chưa hết, một cán bộ có trách nhiệm của trường THCS phường 4 còn khẳng định “cũng chính bà Đào năm ngoái xách một bao phao đến bán ngay ở cổng trường. Tôi ra đề nghị đi chỗ khác thì bà ta còn lớn tiếng cự nự”. Quá trình giảng dạy của bà Đào cũng rối rắm không kém. Đang là giáo viên dạy toán cấp 3 ở trường THPT Lệ Lợi thì bị kỷ luật chuyển xuống dạy cấp 2 vì đã “bạt tai” học sinh. Ông Trần Đông Nhựt – phó HT trường THPT Lê Lợi khẳng định bà Đào đã từ lâu không được trường đề cử vào danh sách giám thi coi thi tốt nghiệp nhiều năm nay. Nhà bà Đào cư ngụ ở phường 5, TP.Sóc Trăng. Một cán bộ phường than thở “Bả tổ chức dạy thêm ngay tại nhà. Phường xuống làm việc để nhắc nhở vậy là bà chửi luôn và đuổi ra khỏi nhà vì ảnh hưởng tới sự nghiệp “trồng người” của bả”.

Một số nguồn tin còn cho biết khi việc coi thi ở các hội đồng thi hệ bổ túc còn chưa nghiêm, bà Đào “kinh doanh phao” cũng khấm khá ở mỗi kỳ thi. Kính thưa! Tới cỡ đó thì còn gì để mà “trồng” nữa đây! Một “con sâu” đã bỏ rầu nồi canh.

Coppy lại từ một bài viết của một người bạn.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2007

Entry for April 26, 2007 Sắp đến hè rồi. Khi xưa ta bé

Cái thời tụi mình học lớp 1 (ít ra cách đây cũng trên 25 năm rồi) thì chưa có chơi điện tử tới mức đột quị như bị giờ. Thời ấy, ngay cả những đứa ở chợ mỗi lần đi lao động vẫn khoái chơi cái trò “pháo tập tàng” - còn gọi là chơi “trái nổ” bằng đất sét. Thấy vậy chớ phải công phú lắm đó. Đặc biệt là chọn đất và trộn nước sao cho đất dẻo tới “độ”. nắn thành một trái tròn có vành ngoài - vành trong và đáy cân bằng….đặc biệt là miết đáy trái nổ sao cho láng, mịn và đều tay. Đứng lên gồng mình đập một cái… bốp. Tay nào có trái nổ “thủng đít’ lớn nhất thì có quyền lấy của những tay thua một miếng đất. Kết thúc cuộc chơi là thằng nào có nhiều đất thì ôm cục đất đó ‘vo đan’ phơi nắng để dành bắn giàn thun.

Một trò khác cực kỳ đã là lang thang đi bắt mấy con cào cào, châu chấu. Lựa tạng bằng nhau để chơi trò “lực sĩ đẩy cây”. Lấy cọng cỏ lông gà, xỏ hai cái đầu (chỗ hai mảnh giáp ở trên đầu hai con cào cào, châu chấu) cho hai thằng đẩy nhau. Để trên miếng giấy hoặc vẽ một vòng tròn. Bên nào bị văng ra khỏi vòng là thua. Con bồ cào (cào cào) đó thì bị tịch thu… cuoilon.gif xách về làm mồi câu cá rô.

Hôm thứ bảy rồi…đi chơi gặp mấy đứa nhỏ ở thị xã vác cần câu đi câu cá rô. Mình ghé lại chỉ tụi nó chơi cái trò này…bọn nhóc khoái hết biết. Hoá ra bị giờ dù có trò chơi điện tử nhưng mấy cái trò cũ rích của tụi mình hồi xưa vẫn còn giá trị

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2007

Một chuyện hơi vui vui

Híc. Chiều hôm nay đi làm dẹp được một cái bực mình của buổi sáng. Đơn giản là cô bé mà mình tưởng “một đi không trở lại” khỏi cái cơ quan này chiều nay đã ghé lại cơ quan và thông báo “em đang luyện thi cao học ở Cần Thơ. Về chơi vì ở trên kia buồn quá”. Một lý do thật đơn giản nhưng theo mình là hợp lý. Mình nhận ra rằng, dù trong một môi trường dù nó đã dành cho mình nhiều chuyện “vớ vẫn” nhưng khi quyết định rời ra xa nó thì lại nhớ. Vâng! Dù gì thì đó cũng là một phần trong cuộc sống của ta. Dù chỉ là chuyện “đã qua”. Đúng vậy không nhỉ?

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2007

Những khác biệt đáng chú ý giữa Bắc và Nam

Những khác biệt chủ yếu là về từ ngữ thôi. Mình lụm được ở forum soctrangon-line.net, không biết tác giả là ai nên thật thất lễ khi đăng lại và chỉnh sửa đôi chút cho đúng….dân “lai giống” nên vẫn nhớ một số từ “rặt bắc”.

Bắc than Gầy thì Nam bảo Ốm
Bắc cáo Ốm , Nam khai Bịnh hay Ðau
Bắc Cuốc Nhanh, Nam Ði Bộ Mau Mau
Bắc bảo Muộn thì Nam cho là Trễ

Nam mần Sơ Sơ Bắc nàm nấy nệ
Bắc Lệ trào Nam Chảy nước mắt ra
Bắc nói Úi Chà, Nam kêu Ui Da
Bắc bước vào kia, Nam Ði vô trỏng

Nam kêu Vạt Tre, Bắc là cái chõng
Nam Trả Treo, Bắc Lý Luận ngược xuôi
Nam biểu Vui Ghê, Bắc nói Buồn Cười
Bắc chỉ Thế Thôi, Nam là Vậy Ðó

Nam làm Giỏ Tre, Bắc đan cái Rọ
Nam Muỗng cà phê, Bắc gọi cái Thìa
Nam muỗng canh, Bắc gọi cái cùi dìa
Nam Ði Tuốt, thì Bắc lìa xa mãi (*)

Nam Nói Dai , Bắc cho là Lải Nhải
Nam kêu Xe Hơi, Bắc gọi Ô Tô
Nam xài Dù, thì Bắc lại dùng Ô
Nam Ði trốn , Bắc cho là Lánh Mặt

Nam la Hơi Mắc, Bắc là Khá Ðắt
Nam Mần Ăn, thì Bắc cũng Kinh Doanh
Nam chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh
Nam biểu Từ Từ, Bắc khuyên Gượm lại

Nam Ngu ghê, còn Bắc là Quá Dại
Nam Sợ Ghê, Bắc thì Hãi Quá đi
Nam Nói Gì ? Bắc hỏi Dạ bảo chi
Nam kêu Trúng Lắm, Bắc bàn Chí Phải

Bắc gọi thích ghê, Nam kêu là khoái
Nam kêu hái Bắp, Bắc bảo vặt Ngô
Bắc thích cứ vồ, Nam ưng là chụp
Nam gọi bông Bụp, Bắc bảo là dâm bụt

Nam nói: mày đi ! Bắc rên: cút xéo.
Bắc bảo: cứ véo ! Nam: ngắt nó đi.
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn !

Bắc nói tiền đồn, Nam kêu chòi gác
Bắc nói khoác lác, Nam bảo xạo ke
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi hay.

Bắc nấu thịt cầy, Nam chê thịt chó.
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi !

Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui
Bắc kéo xe lôi, xích lô Nam đạp
Bắc bảo cao to Nam cho là lớn

Ðùa mà không thật, Bắc bảo là điêu
Giỡn hớt đã nhiều, Nam kêu là xạo
Nam thời mập bạo, Bắc bảo béo ghê
Bắc bảo sướng phê, Năm rên đã quá !

Bắc hay đi phá Bắc đả bằng gươm
Nam chọc bị lườm, kiếm Nam, Nam thọt.
Bắc ngồi bia bọt, Nam nhậu la-de
Bắc bùi bùi lạc rang, Nam thơm thơm đậu phộng

Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn
Nam toe toét “hổng chịu đèn”, Bắc vặn mình “em chả”
Bắc giấm chua “cái ả”, Nam bặm trợn “con kia”
Nam chửi “tên cà chua”, Bắc rủa “đồ phải gió”

Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ
Bắc vờ vịt lá mơ, Nam thẳng thừng lá thúi địt.