Trong số những phim họat hình Liên Xô mà tôi thích nhất đó là phim Hãy đợi đấy. Nhất là âm nhạc được sử dụng trong bộ phim này. 90 năm kỷ niệm cách mạng tháng 10. Hic…xem lại bộ phim này nữa.
Thứ Ba, 30 tháng 10, 2007
Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2007
Tôi yêu Liên-Xô
Kỷ niệm 90 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7.11.1917 - 7.11.2007):
Đi tìm bài hát Nga Xôviết
(LĐCT) - Website “Nhạc Xôviết” (http://www.sovmusic.ru/) do một người Nga xây dựng, có thể đáp ứng nhu cầu nghe và tải những ca khúc Nga đã từng ăn sâu vào tâm hồn người Việt. Mục tiêu, theo như lời giới thiệu website, là “cung cấp khả năng nghe lại thứ âm nhạc mà tôi cho là tốt và hay”.
Tác giả website viết: “Tổ quốc của chúng ta, phong trào cộng sản thế giới có một lịch sử phong phú và hấp dẫn với những sự kiện lớn, những thấy bại và những chiến thắng, những thành thành tựu xuất sắc về kinh tế và văn hoá . Không được phép để cho tư tưởng, tinh thần và văn hoá của một giai đoạn vĩ đại chết cùng với những người nhớ tới nền văn hoá ấy”.
Tác giả đã kỳ công thu thập, hệ thống hoá và cho phép đông đảo người sử dụng Internet ở nước Nga và trên toàn thế giới được thưởng thức di sản âm nhạc phong phú mà thời đại Xôviết đã để lại cho nhân loại. Website được trang trí bằng tông màu đỏ với quốc huy của Liên bang CHXHCN Xôviết đặt ở vị trí trang trọng phía đầu trang bên trái. Banner của Liên đoàn Thanh niên Cộng sản Cách mạng Nga (RKSM) với chân dung Lenin và trích dẫn phát biểu của K. Marx và các lãnh tụ cách mạng khác.
Cơ cấu của websiet bao gồm 20 chuyên mục. Các bài hát nổi tiếng của thời đại Xôviết được phân loại như sau: Xếp theo thứ tự bảng chữ cái Nga; Bài hát về Tổ quốc; Bài hát về lao động; Quốc tế ca (bằng các thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt); Bài hát cách mạng; Bài hát về Che Guevara; Bài hát về các thành phố; Bài hát về biển; Bài hát thể thao; Bài hát Đoàn thanh niên Komsomol; Bài hát thiếu nhi; Bài hát về lãnh tụ; Hành khúc quân đội; Tình ca chiến tranh…
Được truy cập nhiều nhất là các bài hát về tổ quốc và tình ca chiến tranh. Những bài hát nổi tiếng của Liên Xô ca ngợi quê hương đất nước như “Chiều Mátxcơva”, “Cây thuỳ dương”, “Nước Nga, tổ quốc tôi”, “Tổ quốc bắt đầu từ đâu”, “Đỉnh núi Lênin”…, những giai điệu trầm hùng, da diết và sâu lắng thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại như “Cachiusa”, “Chiều hải cảng”, “Những con sếu”, “Giờ này anh ở đâu, hỡi người bạn cùng trung đoàn?”, “Đêm tối”… đều có thể tìm thấy ở đây.
Điều đặc biệt là cùng một bài hát, website cho phép người nghe lựa chọn các bản phối khí khác nhau do các nghệ sĩ khác nhau biểu diễn. Ta có thể nghe lại những giọng ca bất hủ thời những năm 1940-1950 như Klavidia Shulzhenko vang trên nền nhạc giản dị cùng âm thanh lạo xạo của kim máy quay trên mặt đĩa nhựa, ta cũng có thể nghe những phiên bản của dàn đại hợp xướng được thu âm trong thập kỷ 1970-1980 với âm thanh cực kỳ sắc nét.
Website còn đưa ra danh sách 20 và 100 bài hát được tải về (download) nhiều nhất. Và một điều ngạc nhiên thú vị là người sử dụng Internet không hề thờ ơ với di sản âm nhạc đồ sộ của thời đại Xôviết. Ba trong số 5 bài hát đứng đầu danh sách này là: “Cuộc chiến tranh thần thánh”, “Cachiusa”, “Quốc ca Liên Xô”. Ưu thế tuyệt đối của website là cho phép người nghe tải về miễn phí và thiết lập cho mình một thư viện những bài hát yêu thích, điều mà những người tâm huyết với di sản âm nhạc Xôviết vô cùng biết ơn, vì băng đĩa các tác phẩm của thời kỳ đó hầu như không có trên thị trường Nga hiện nay.
Bên cạnh đó website còn lưu trữ băng phát biểu của các nhà lãnh đạo Liên Xô như Lenin, Stalin, Brezhnev, Zhukov, tin chiến thắng phát xít Đức qua giọng đọc của phát thanh viên huyền thoại Levitan, bài phát biểu giận dữ của ông Ustinov, Bí thư Trung ương Đảng CS Liên Xô, phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Thông tin được cập nhật ngày 15.10.2007 cho biết, tính đến thời điểm đó đã có 50 triệu trang của website được xem - con số tăng trưởng rất ấn tượng so với 10 triệu cách đây hai năm.
Mạnh Cường (Báo Lao Động)
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2007
Chùa Dơi và lễ đắp núi cát
Trong tết đón năm mới của người Khmer Nam Bộ (tết Chôn chơnam th’mây) có một ngày mà người Khmer đến chùa dâng cơm và đắp núi cát để cầu siêu cho ông bà. Mình chọn địa điểm chùa Dơi vì ở đây bà con vẫn còn giữ khá nguyên vẹn tập tục này. Ngòai ra còn một lý do khác là..đây là những đọan Vidéo tư liệu được thực hiện trước khi chùa dơi gặp hỏa hạn. Chính vậy nên mình giữ nguyên - chẳng thèm thêm vào lời bình làm gì. Cứ để nguyên không khí thực của ngày lễ vậy.
Còn đây là tư liệu khác về lễ Kiết Hạ. Những ngọn đèn cầy được đốt trong chính điện ở các ngôi chùa Khmer suốt 1 tháng ròng. Chi tiết về tục đắp núi cát, lễ kiết hạ các bạn tham khảo tại đây: http://www.soctrang-online.net/forum/index.php?showforum=107
Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2007
Hỏi thế gian, tình là gì?
Một tuần trôi qua vô cùng… lộn xộn. Cuối tuần toàn những chuyện rất hot. Hot một cách rất… lá cải!
Chuyện cô ca sĩ vác đơn đi kiện… blogger đòi “bồi thường danh dự” với chứng cứ là các entry trên blog.
Báo chí làm ầm lên. Cuối tuần, đến lượt blogger “phản pháo”. Nghe đâu ông luật sư bảo rằng chứng cứ của bên nguyên không có cơ sở pháp lý. Lại còn “phản pháo” luôn với các báo vì chuyện gộp blogger trên thế giới ảo với người thật việc thật làm một.
Mà cũng vui. Chuyện blogger với cái nickname trên blog và người thật có gộp được hay không thì để chờ quan tòa gõ búa. Nhưng các báo lại “xâu” vào chuyện “điều tra” xem blogger có phải là phóng viên của 1 tờ báo không thì… để làm gì nhỉ? Cơ quan báo chí chẳng lẽ phải “quản” cả chuyện PV của mình có lập blog không? Viết gì trên blog à? Hình như người ta quên mất: Blog là cá nhân, nếu làm sai thì cá nhân tự chịu (nếu luật có khung để chịu), mắc mớ gì tới cơ quan nhỉ?
Ngày cuối tuần, tưởng yên thân. Sáng vừa Sign In YM, gặp ngay 1 lô tin nhắn về cái clip của cô diễn viên đang cùng bạn trai làm cái chuyện mà hàng tỉ đôi trai gái đều làm. Thế mà cũng tuôn lên báo, lại còn cố tình gộp cả diễn viên với nhân vật trong phim (đang là thần tượng của tuổi teen) thành một. Báo hại, các bậc cha mẹ một phen hoảng vía vì tuần nào con mình cũng coi phim này trên tàng hình. Chẳng lẽ cứ là diên viên nổi tiếng, cứ là thần tượng thì không được làm chuyện ấy à? Chuyện đời tư, chuyện phòng the là chuyện cá nhân, mắc mớ gì đến nhân vật mà họ đóng trong phim nhỉ? Sao cứ phải cố tình giật như thế cho hot, mà quên rằng đang nhét vào đầu đám thiếu niên những thứ chẳng hay ho về thần tượng của chúng. Trong khi chúng thần tượng nhân vật chứ không phải thần tượng diễn viên. Vậy thì liệu có cần thiết phải đánh cho nó đổ sập trong lòng các em một cách “dã man” vậy không nhỉ?
Nghe đâu, vụ kiện cáo trên chẳng qua cũng chỉ là tức nhau vài thứ… chẳng có gì ầm ĩ. Còn vụ dưới, có tin đồn là anh bạn trai cũ, vì bị “đá”, đau nên tìm cách “trả thù”. Chẳng biết tin không, không biết đúng không. Cũng không cần biết…
Đúng ra, mình chả hay biết gì về vụ cái clip kia đâu. Nhưng nhờ các báo “cảnh báo” rất nhiệt tình, nên sáng ra, chưa đầy 10′ mình chẳng những có đủ thông tin (theo kiểu lá cải) mà còn có đầy đủ những hình ảnh hot nhất. Thấy chưa?!
Tội nghiệp cô ca sĩ. Nếu không phải là nhân vật nổi tiế ng thì đã không cảm thấy “bị xúc phạm” nặng nề đến vậy.
Tội nghiệp cô blogger, nếu không phải là chủ nhân của blog có số lượt truy cập đến 7 chữ số thì cũng đã không gây chú ý đến nỗi phải chuẩn bị hầu hòa.
Tôi nghiệp cô diễn viên, nếu nhân vật của mình không phải là thần tượng của tuổi teen thì dù có tung 100 clips như vậy lên net cũng chả ai quan tâm làm gì. Sau vụ này, đành phải ngùi ôm một mối hận tình. Chẳng trách được ai, cùng lắm thì trở thành một Lý Mạn Sầu thời @, suốt ngày lên blog mà nghêu ngao: “Hỡi thế gian tình là gì, khiến con người… chết sống với nhau…”.
Tội nghiệp nhất là mình, không muốn vẫn cứ phải bị tống vào đầu những thứ rẻ tiền. Ặc… ặc…
Cầu trời, tuần sau đừng bị nhét vào đầu những thứ lá cải này nữa.
Chúc cả nhà cuối tuần bình an nhất có thể!
Thiện tai… Thiện tai…
- Copy từ “chuyện của nhà Lươn”