Thứ Ba, 22 tháng 7, 2008

Của nợ thời xăng dầu tăng giá

Hai thằng ăn trộm gặp nhau, cả hai cùng khoe thành tích. A : Tao vừa ăn trộm được con xe tay ga xịn lắm. B : - Đồ ngu, cái xe đạp điện bên cạnh thì không lấy, lấy cái của nợ này tiền đâu mà đổ xăng hả?
Giời ạ!
10 h hôm qua đang lang thang thì gặp cái tin xăng dầu lên giá. Muốn xỉu. Về xin tiền V..để mua xe đạp thì “mụ” nói:- Hết tiền roài. Thôi đi bộ cho khỏe người. Vừa không tốn tiền mua xe đạp.
Rõ chán. Nhưng mà biết đâu mình cưỡi xe đạp đi công tác lòng vòng lại hay ho nhỉ. Nhân danh những người bảo vệ môi trường, nhân danh những người đi tiên phong trong phong trào bảo vệ tầng “Ô-zôn”???

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2008

Cấm vận nhé…


Một ông chồng có chuyến công tác gần 1 tháng ở miền nam ra Hà Nội. Chị vốn biết tính tình của chồng mình nên hôm chuẩn bị hành lý cho anh lên đường, chị cất vào trong cái túi nhỏ bên giỏ quần áo 2 hộp…OK.
Khi kiểm sóat xem còn thiếu thứ gì cho chuyến đi hay không thì anh phát hiện ra 2 cái …hộp “tế nhị”. Anh nhăn mặt:
- Em cứ làm như anh là một người không đứng đắn. Bạ đâu đáp đấy…
- Thôi. Cho chắc ăn. Chỉ cần anh tuân thủ đúng theo hướng dẫn trên mấy cái thông điệp phòng chống “Ết” dùm em là mừng lắm rồi.
Anh nhăn mặt lầm bầm: “đi thì cũng còn khối thằng ở chung nữa. Ai mà làm ăn “sống nhăn” vậy???
Đấy là một chuyến đi tập huấn ở một dự án tầm cỡ “Quốc gia” do một tổ chức phi chính phủ tài trợ nên các chi phí ăn ở, tiền sinh họat phí năm ấy (1994)vào khỏang 36 USD/ngày ở Hà Nội. Tất cả được tính ra tiền Việt và phát luôn cho các học viên rồi sau đó…tùy nghi di tản mặc dù ban tổ chức cũng đã giới thiệu những nhà nghỉ, khách sạn cho các học viên. Anh và 6 tay “anh hai” khác thông qua một “thổ địa Hà thành” thuê 3 phòng ở một khu nhà khách của một cơ quan bộ gần chỗ học tập để tiện đi lại. Ở đấy cũng gần chợ Âm Phủ, bán thịt chó làm sẵn khá ngon (theo nhận xét của các anh Hai).
Ăn cơm trưa thì cứ việc ra quán bụi, khi ấy chỉ 4.000 đồng là một bữa ra trò, muốn ăn gì thỉ cứ chỉ tay và còn được thêm một vại bia tươi. Ông “thổ địa” lâu lậu lại bày một trò vui vào buổi tối tỉ như: bánh tôm hồ tây, thịt chó Nhật Tân, chả cá lã vọng…và…hát thi Karaokê chấm giả “bàn tay vàng” chẳng hạn. Các anh Hai thật vô tư vì…cái đống tiền được cấp ngang hông hơi “bị to”. Nhưng thay vì như các chị đi mua vàng đeo ở tay thì các anh mình cứ việc vui vẻ…là lá la la…
Tất nhiên trong số này không thể vắng mặt anh vì tính anh cũng khá…ham vui. “Ai kêu tui đó. Không ai kêu thì tui tự phạt một ly”..Híc. Lửa gần rơm lâu ngày thế nào cũng hỏa họan, chưa tính đến những em gái “thơm như múi mít - mát như trăng rằm” nâng khăn, đưa ly hòa giọng cùng câu “Dạ cổ hòai làng”. Hỏi ai mà không chết. Và trước khi “chết”, anh vẫn luôn nhớ lời vợ dặn dò.Đặc biệt là cái đận đi thực tế ở TP.Thái Nguyên, lên Võ Nhai ăn thịt rừng, về lại TP uống bia với “đặc sản” của xứ rừng núi.
Sau 24 ngày thì khóa tập huấn cũng kết thúc.Trước khi xách bị bòng lên máy bay. Anh tạt ngang một tiệm bán thuốc tây mua bù lại một hộp OK (vì anh đã lỡ xài hết vài cái).
Sau khi mở những túi quà mà anh mang về và dọn mớ quần áo “bùi nhùi như giẻ” thì chị kiểm tra lại cái ngăn đựng 2 cái hộp. Anh hí hửng “nghiêm túc. Đúng chưa”? Một gáo nước lạnh chị dội thẳng vào đầu làm anh ngẩn ngơ: “cấm vận 6 tháng. Sau đó chừng nào mang cái giấy chứng nhận của trung tâm y tế dự phòng về đây thì tính tiếp”. Anh gân cổ cãi “anh thề với em là anh luôn luôn nghiêm túc”. Chĩ bĩu môi “Thôi đi cha. Tánh cha tui rành quá mà. Đừng cãi nữa”.
Mãi sau này khi đã giảng hòa thì anh mới biết mình bị một vố đau “như họan”. cái dấu chị làm trên 2 cái hộp ấy đúng là anh không thể nào biết khi chị chưa nói ra. Anh mua thử một hộp về làm thử. Mở vỏ hộp ra cho khéo, 10 “cái túi an tòan” được bọ trong giấy kẽm đính với nhau thành một khối vuông. Chị lấy cái kim may tay đâm một lỗ thẳng xuyên qua góc bìa, ngay chỗ đấy có một hàng chữ ghi nhãn nhà sản xuất và cái kim lại đây ngay giữa chữ O. Sau đó lấy tay bọp nhẹ lại cho thẳng góc. Cái dấu hiệu ấy thì đúng là “ai làm nấy biết”.
Sau lần ấy. Anh “tự nhiên” đứng đắn hẳn và luôn tỏ ra cảnh giác trước bất cứ lời mời gọi “đảm bảo” nào từ bất kỳ ai.

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2008

Làm cho lắm thì cũng chỉ “cho gái ăn” thôi!


Mới hôm trước kéo lũ “âm binh” về nhà giúp giọn cỏ quanh nhà để chuẩn bị ăn tết. Híc..thật ra đó chỉ là cái cớ để nhậu ở nhà cho vui thôi chứ cả hai vạt cỏ chỉ dài độ 20m bên hông nhà thì…nửa giờ một mình mình làm cũng xong.
Trà đá…thuốc hút…bánh mì để cho bữa sáng. Bữa trưa thì ghé quán ông Bạ mua 200k mồi màng. Cực kỳ ngon và rẻ. 4 quân cộng với mình là 5 vậy mà phải mất 2h mới dọn xong vì …“vừa làm vừa xàm”. Rốt cuộc thì công cuộc vệ sinh cũng được hòan thành trước 10h30′ để “đánh chén” cho nó “mát mình tối ngủ khỏi đội nón”.
Cuộc tình nào rồi cũng phải kết thúc….cuộc nhậu nào rồi cũng đến lúc kết thúc. Khi vợ mình dọn dẹp nhà cửa để cho “mấy ông trời” có chỗ uống nước trà thì một tay “ngứa mồm” phát một tràng.
- Nói thiệt với ông chớ cái số của ông làm cho lắm thì cũng chỉ “cho gái ăn” thôi!
Nói xong hắn cười hô hố đắc ý. Còn bà xã của mình thì giận tím mặt.
Đến khi âm binh về hết. Vợ vác cái mặt có bộc “cục chì” 10 kg ra nhằn nhện. “Lần sau em không muốn thấy cái mặt của thằng chả bước vô cái nhà này”. Àh. Đangở đỉnh cao của sự giận dữ. Nhưng một người luôn bảo vệ bạn và đang “ngất ngây con gà tây” thì không thể không trả lời.
- Nó nói đúng chứ nói sai àh? Này nhé. Lương ở cơ quan anh chẳng lĩnh đồng nào. Nhuận bút ở cơ quan thì em cũng lĩnh nốt.
- Nhưng mà đấy là những khỏan để lo lắng cho con cái học hành, rồi còn tiền điện, tiền nước…rồi đủ thứ khác nữa chứ.
- Thì đấy! Cả nhà này chỉ có một mình chồng là con trai. Còn lại là gái hết chứ có thêm thằng nào nữa đâu. Vậy chẳng phải là làm “làm cho lắm thì cũng chỉ “cho gái ăn” là gì? Nói dại…tớ mà bước ra khỏi nhà thì cái nhà này chẳng còn ” C….C….” nào hết nhé.
Tối ngủ thì thầm. “Anh chán làm người đẹp trai nhất nhà rồi! Ráng cho anh một thằng cu nữa nhé”!!!
- Thôi đi ông! lỡ nó lại ra một “con vịt” nữa thì sao?
- Thì tiếp tục “làm cho gái ăn” chứ sao!!!

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2008

Đi chơi hội Ooc-om-bock


Lễ hội Ooc-om-bock ở Sóc Trăng diễn ra trong 2 ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hằng năm. Đêm 14, nam thanh nữ tú và cả..người già, trẻ em ở khắp các phum, sóc trong tỉnh đều kéo nhau đổ về thanh phố Sóc Trăng đi chơi hội. Sau 1 năm cày cấy, lao động và thu họach xong một mùa vụ bội thu, mọi người ai cũng thỏai mái, vui vẻ đi chơi hội, mua sắm và…để các thiếu nữ, thanh niên Khmer tìm hiểu nhau hay đơn giản là dịp để diện một bộ cánh mới. Người ta đi chơi cả đêm. Các hàng quán bán buôn sáng đêm. Các tiệm chụp hình thì luôn sáng đèn. Những họat động văn hóa khác như: thi trang phục 3 dân tộc, văn nghệ, thả đèn gió.v.v.cũng được tổ chức trong đêm này. Sáng ngày mai, mọi người đi xem hội đua ghe Ngo. Một điểm nhấn đặc sắc nhất của lễ hội Ooc-om-bock.