Sáng nay (24/08) vào net, đọc một cái tin xàm "bà cố" luôn. Cái tin đó đây: http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Phat-hien-rep-hut-mau-nguoi-o-Ha-Noi/20108/109181.datviet
Con rệp không hút máu người thì hút cái gì? Hồi nào đến giờ tay này mới biết đến con rệp chắc. Phải chi con rệp này nó không hút máu, nó không sống dưới giường,dưới chiếu, trong quần áo thì thì còn có thể đưa tin được. Chẳng hạn như: Hà Nội - phát hiện rệp chỉ hút nước để sống chứ không hút máu người thì họa chăng mới xứng tầm ở một tờ báo có cái tiếng "nổ như súng". Chán các bác này quá.
Đọc cái tin này lại thấy chán cho không ít nhà báo muốn "giật gân" khi nổ cái vụ rắn hổ mang cắn chết người ở huyện Cù Lao Dung. Rắn hổ cắn mà không chết à? Nhưng khổ một cái nữa là lại đi chụp ảnh cái đầu con rắn liu điu còn nguyên cả hai cái chân rồi hoành tráng đăng báo ăn tiền nữa mới chết chứ.
Đúng là...càng ngày càng không ít tin xàm "bà cố' luôn trên báo chí.
Hôm nay xem kỹ lại mới thấy một cái "quá xàm" nữa là: thông tin này do một ông tiến sĩ công bố mới chết chứ. Đúng là dở người.
Thứ Ba, 24 tháng 8, 2010
Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010
Ai giỏi tiếng Việt? Chắc là dâu tây thôi..???
Thú thực. Híc...
Việc GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields danh giá tớ cũng rạo tực và tự hào suốt cả mấy ngày. Híc...nhưng nói thật là đọc hết các báo ra ở VN (vì dốt ngoại ngữ mà) cũng không thể hiểu nổi cái công trình này là gì? tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Thật may là lò mò tìm ra được cái bài của anh chàng "dâu tây". Xin đăng lại (cho có phong trào...nhà nhà học toán...người người học toán...ngành ngành ..tính toán) Ặc..ặc..
Thâm nhập” hành trình chứng minh Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu
Hãy cùng nghe Joe “văn học hóa” hành trình chứng minh “Bổ đề cơ bản” của giáo sư Ngô Bảo Châu, để hiểu một cách chân phương nhất, đời thường nhất những gì nhà toán học đã làm được để đưa anh đến với giải thưởng Fields danh giá.
Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố, mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu và được giải thưởng gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được ai trao tặng huy chương. Thậm chí báo chí có nói công trình của anh dày 169 trang (169 trang cơ!), và tên của nhà xuất bản phát hành tạp chí đã công bố công trình đó.
Tuy nhiên, báo chí ít nhắc đến nội dung công việc anh ấy đã làm – công việc khiến anh ấy được chọn là người xứng đáng nhận giải thưởng Fields. “Nói chung anh ấy giỏi toán”, là khái niệm sơ sơ của đa số tác giả viết bài liên quan. Khái niệm đó thường được thể hiện bằng ngôn ngữ rất hoành tráng, nhưng vẫn là khái niệm sơ sơ.
Các tác giả thường dừng lại ở câu “Ngô Bảo Châu đã chứng minh được “Bổ đề cơ bản” (thỉnh thoảng cho chút tiếng Pháp vào cho oách: “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie”). Nhưng “Bổ đề cơ bản”là gì và vì saochứng minh nó?
Tôi không giỏi toán nhưng tôi nghĩ các vấn đề khoa học có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ thú vị và dễ hiểu nếu tác giả bỏ chút thời gian nghiên cứu. Tôi đã nghiên cứu và thấy câu chuyện thật thú vị, không kể cho các bạn nghe thì...phí quá!
Câu chuyện bắt đầu như thế này. Cách đây rất lâu các nhà toán học đã công bố hai lý thuyết quan trọng: lý thuyết số học và lý thuyết nhóm (number theory, group theory). Bản chất của hai lý thuyết đó tôi sẽ để cho bác “Wiki” giải thích – điều nên nhớ là (a) hai lý thuyết ấy rất quan trọng trong thế giới toán học và (b) hai lý thuyết ấy từ xa nhìn riêng biệt với nhau, như hai cành của một thân cây.
Cách đây khoảng 30 năm, một nhà toán học Canada tên Robert Langlands đã công bố rằng ông ấy nghĩ hai lý thuyết ấy có sự liên quan rất đa dạng. Quan điểm của Robert (và cách thể hiện quan điểm đó) đã làm cho nhiều nhà toán học thực sự choáng! Robert cũng tự làm choáng mình nữa – ông phát biểu rằng sẽ mất mấy thế hệ để chứng minh sự liên quan đa dạng mà ông ấy cho rằng có tồn tại.
“Nhưng bước đầu tiên sẽ tương đối dễ thực hiện”, ông Robert tự tin nói với đồng nghiệp.
“Bước đầu tiên” đó Robert đặt tên là "fundamental lemma”, và đó chính là “Bổ đề cơ bản” mà các bạn nghe kể nhiều thời gian gần đây.
Ông Robert tựa như đang đứng trên đảo nhỏ. Nhìn về phía Đông là một con tàu lớn. Nhìn về phía Tây cũng là một con tàu lớn. (Hai tàu không có người lái, trôi trên mặt biển.) Robert không nhìn kỹ được nhưng vẫn cho rằng hai con tàu đó có nhiều điểm chung. Có khi sản xuất cùng loại thép. Có khi chân vịt cùng cỡ. Có khi bánh lái của “tàu Đông” hướng về phía tay phải thì bánh lái của “tàu Tây” sẽ tự động hướng về phía tay trái.
Khỏi phải nói hai con tàu đó là lý thuyết số học và lý thuyết nhóm.
Với Robert, việc chứng minh “bổ đề cơ bản” có thể so sánh với việc ném hai sợi dây có móc sang hai tàu. Khi việc đó làm xong, các nhà toán học khỏe mạnh có thể đứng trên đảo cùng Robert, dùng dây kéo hai tàu gần nhau. (Khi đó mới nhìn kỹ được, tìm ra sự liên quan.) Việc kéo hai con tàu gần nhau và so sánh là việc Robert nghĩ sẽ mất mấy thế hệ. Nhưng việc ném hai sợi dây có móc đó ông Robert nghĩ sẽ nhanh thôi.
Nhưng ông Robert đã nhầm. Việc ném dây khó lắm. Robert cùng một số em sinh viên đã ném thử mấy lần nhưng lần nào cũng thất bại. Họ chỉ biết ném gần (không chính xác được) và dùng dây loại mỏng.
Đảo của Robert trở thành đảo nổi tiếng. Suốt 30 năm có rất nhiều nhà toán học sang “ném thử” Ai cũng lau mồ hôi và kêu lên “khó quá!” Nhiều nhà toán học trên đất liền chuẩn bị công cụ dùng để kiểm tra và so sánh hai con tàu lúc được kéo về đảo (kéo gần nhau!). Họ sản xuất máy để kiểm tra loại sơn, lập trình phần mềm để phân tích hai chân vịt. Thậm chí có người tập lái tàu và tập cách đứng trên boong tàu để không bị say sóng. Những công việc và sự tập luyện đó sẽ thành vô nghĩa nếu không có người ném dây chính xác.
Và rồi xuất hiện anh Ngô Bảo Châu. Nghe kể về đảo của Robert, anh bơi sang xin ném thử. “Được chứ!”, các nhà toán học giỏi nhất thế giới động viên. “Anh cứ thử thoải mái đi, thử mấy lần cũng được, thử xong ngồi cùng chúng tôi uống trà đá nhé!”
Anh Châu ném thử một lần, ném rất mạnh, dùng loại dây nặng nhất. Các nhà toán học kia đứng lên ngạc nhiên, nhiều cốc trà đá rơi xuống đất. Cách ném của anh Châu rất lạ; anh dùng kỹ thuật đặc biệt mà chưa ai thấy bao giờ. “Ném thật đi anh ơi!”, các nhà toán học động viên tiếp. “Biết đâu anh sẽ là nhà toán học đầu tiên bắt tàu hai tay!”
Ngô Bảo Châu ném thật. Và chính xác. Hai cái móc dính vào hai con tàu ngay, mọi người vỗ tay ầm ĩ. Rồi anh Châu bảo các nhà toán học đứng trên đảo Robert cầm dây giúp (và bắt đầu kéo hai tàu gần nhau), để anh ấy có thể đi sang Ấn Độ nhận giải thưởng Fields.
Câu chuyện kết thúc tại đây.
Chứng minh “Bổ đề cơ bản” là một trong những thành công lớn nhất của toán học hiện đại, được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Vì Ngô Bảo Châu đã hoàn thành việc này, nên những năm tới đây các nhà khoa học thế giới có thể tự tin nghiên cứu sự liên quan giữa lý thuyết số học và lý thuyết nhóm. Đó thực sự là một thành đạt tuyệt vời – cả Việt Nam nên tự hào về người ném dây có tên Ngô Bảo Châu.
Joe
ô hay! Đọc xong bài viết về toán học của anh chàng "dâu tây" này lại trộm nghĩ? Phải chăng anh chàng này giỏi tiếng Việt hơn những nhà báo đã viết về GS. Ngô Bảo Châu? Hay là tại vì...ngày xưa "dốt toán" nhỉ?
Chả biết nữa. Mình cũng dốt toán.
Việc GS Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields danh giá tớ cũng rạo tực và tự hào suốt cả mấy ngày. Híc...nhưng nói thật là đọc hết các báo ra ở VN (vì dốt ngoại ngữ mà) cũng không thể hiểu nổi cái công trình này là gì? tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Thật may là lò mò tìm ra được cái bài của anh chàng "dâu tây". Xin đăng lại (cho có phong trào...nhà nhà học toán...người người học toán...ngành ngành ..tính toán) Ặc..ặc..
Thâm nhập” hành trình chứng minh Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu
Hãy cùng nghe Joe “văn học hóa” hành trình chứng minh “Bổ đề cơ bản” của giáo sư Ngô Bảo Châu, để hiểu một cách chân phương nhất, đời thường nhất những gì nhà toán học đã làm được để đưa anh đến với giải thưởng Fields danh giá.
Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố, mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu và được giải thưởng gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được ai trao tặng huy chương. Thậm chí báo chí có nói công trình của anh dày 169 trang (169 trang cơ!), và tên của nhà xuất bản phát hành tạp chí đã công bố công trình đó.
Tuy nhiên, báo chí ít nhắc đến nội dung công việc anh ấy đã làm – công việc khiến anh ấy được chọn là người xứng đáng nhận giải thưởng Fields. “Nói chung anh ấy giỏi toán”, là khái niệm sơ sơ của đa số tác giả viết bài liên quan. Khái niệm đó thường được thể hiện bằng ngôn ngữ rất hoành tráng, nhưng vẫn là khái niệm sơ sơ.
Các tác giả thường dừng lại ở câu “Ngô Bảo Châu đã chứng minh được “Bổ đề cơ bản” (thỉnh thoảng cho chút tiếng Pháp vào cho oách: “Le lemme fondamental pour les algèbres de Lie”). Nhưng “Bổ đề cơ bản”là gì và vì saochứng minh nó?
Tôi không giỏi toán nhưng tôi nghĩ các vấn đề khoa học có thể được thể hiện bằng ngôn ngữ thú vị và dễ hiểu nếu tác giả bỏ chút thời gian nghiên cứu. Tôi đã nghiên cứu và thấy câu chuyện thật thú vị, không kể cho các bạn nghe thì...phí quá!
Câu chuyện bắt đầu như thế này. Cách đây rất lâu các nhà toán học đã công bố hai lý thuyết quan trọng: lý thuyết số học và lý thuyết nhóm (number theory, group theory). Bản chất của hai lý thuyết đó tôi sẽ để cho bác “Wiki” giải thích – điều nên nhớ là (a) hai lý thuyết ấy rất quan trọng trong thế giới toán học và (b) hai lý thuyết ấy từ xa nhìn riêng biệt với nhau, như hai cành của một thân cây.
Cách đây khoảng 30 năm, một nhà toán học Canada tên Robert Langlands đã công bố rằng ông ấy nghĩ hai lý thuyết ấy có sự liên quan rất đa dạng. Quan điểm của Robert (và cách thể hiện quan điểm đó) đã làm cho nhiều nhà toán học thực sự choáng! Robert cũng tự làm choáng mình nữa – ông phát biểu rằng sẽ mất mấy thế hệ để chứng minh sự liên quan đa dạng mà ông ấy cho rằng có tồn tại.
“Nhưng bước đầu tiên sẽ tương đối dễ thực hiện”, ông Robert tự tin nói với đồng nghiệp.
“Bước đầu tiên” đó Robert đặt tên là "fundamental lemma”, và đó chính là “Bổ đề cơ bản” mà các bạn nghe kể nhiều thời gian gần đây.
Ông Robert tựa như đang đứng trên đảo nhỏ. Nhìn về phía Đông là một con tàu lớn. Nhìn về phía Tây cũng là một con tàu lớn. (Hai tàu không có người lái, trôi trên mặt biển.) Robert không nhìn kỹ được nhưng vẫn cho rằng hai con tàu đó có nhiều điểm chung. Có khi sản xuất cùng loại thép. Có khi chân vịt cùng cỡ. Có khi bánh lái của “tàu Đông” hướng về phía tay phải thì bánh lái của “tàu Tây” sẽ tự động hướng về phía tay trái.
Khỏi phải nói hai con tàu đó là lý thuyết số học và lý thuyết nhóm.
Với Robert, việc chứng minh “bổ đề cơ bản” có thể so sánh với việc ném hai sợi dây có móc sang hai tàu. Khi việc đó làm xong, các nhà toán học khỏe mạnh có thể đứng trên đảo cùng Robert, dùng dây kéo hai tàu gần nhau. (Khi đó mới nhìn kỹ được, tìm ra sự liên quan.) Việc kéo hai con tàu gần nhau và so sánh là việc Robert nghĩ sẽ mất mấy thế hệ. Nhưng việc ném hai sợi dây có móc đó ông Robert nghĩ sẽ nhanh thôi.
Nhưng ông Robert đã nhầm. Việc ném dây khó lắm. Robert cùng một số em sinh viên đã ném thử mấy lần nhưng lần nào cũng thất bại. Họ chỉ biết ném gần (không chính xác được) và dùng dây loại mỏng.
Đảo của Robert trở thành đảo nổi tiếng. Suốt 30 năm có rất nhiều nhà toán học sang “ném thử” Ai cũng lau mồ hôi và kêu lên “khó quá!” Nhiều nhà toán học trên đất liền chuẩn bị công cụ dùng để kiểm tra và so sánh hai con tàu lúc được kéo về đảo (kéo gần nhau!). Họ sản xuất máy để kiểm tra loại sơn, lập trình phần mềm để phân tích hai chân vịt. Thậm chí có người tập lái tàu và tập cách đứng trên boong tàu để không bị say sóng. Những công việc và sự tập luyện đó sẽ thành vô nghĩa nếu không có người ném dây chính xác.
Và rồi xuất hiện anh Ngô Bảo Châu. Nghe kể về đảo của Robert, anh bơi sang xin ném thử. “Được chứ!”, các nhà toán học giỏi nhất thế giới động viên. “Anh cứ thử thoải mái đi, thử mấy lần cũng được, thử xong ngồi cùng chúng tôi uống trà đá nhé!”
Anh Châu ném thử một lần, ném rất mạnh, dùng loại dây nặng nhất. Các nhà toán học kia đứng lên ngạc nhiên, nhiều cốc trà đá rơi xuống đất. Cách ném của anh Châu rất lạ; anh dùng kỹ thuật đặc biệt mà chưa ai thấy bao giờ. “Ném thật đi anh ơi!”, các nhà toán học động viên tiếp. “Biết đâu anh sẽ là nhà toán học đầu tiên bắt tàu hai tay!”
Ngô Bảo Châu ném thật. Và chính xác. Hai cái móc dính vào hai con tàu ngay, mọi người vỗ tay ầm ĩ. Rồi anh Châu bảo các nhà toán học đứng trên đảo Robert cầm dây giúp (và bắt đầu kéo hai tàu gần nhau), để anh ấy có thể đi sang Ấn Độ nhận giải thưởng Fields.
Câu chuyện kết thúc tại đây.
Chứng minh “Bổ đề cơ bản” là một trong những thành công lớn nhất của toán học hiện đại, được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009. Vì Ngô Bảo Châu đã hoàn thành việc này, nên những năm tới đây các nhà khoa học thế giới có thể tự tin nghiên cứu sự liên quan giữa lý thuyết số học và lý thuyết nhóm. Đó thực sự là một thành đạt tuyệt vời – cả Việt Nam nên tự hào về người ném dây có tên Ngô Bảo Châu.
Joe
ô hay! Đọc xong bài viết về toán học của anh chàng "dâu tây" này lại trộm nghĩ? Phải chăng anh chàng này giỏi tiếng Việt hơn những nhà báo đã viết về GS. Ngô Bảo Châu? Hay là tại vì...ngày xưa "dốt toán" nhỉ?
Chả biết nữa. Mình cũng dốt toán.
Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010
Rô bẳm..rô băm!!!
Bình thường đó có thể là một người thợ cắt lúa, đào mương hoặc chạy xe “honda ôm’. Nhưng khi hết vụ lúa, trời bắt đầu chuyển chướng thì bắt đầu một không khí ở “hậu cứ” đoàn Rôbăm Bưng Chông lại náo nhiệt vì sự xuất hiện của những cô công chúa, vị hoàng tử, rồi vua khỉ Hanuman, chịm thần…hay là chằn tinh hung dữ xen lẫn tiếng trống, tiếng kèn rộn ràng.
Nói là “hậu cứ” cho oai chứ thật ra chỉ là hai căn nhà lá xập xệ liền kề nhau ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng) của hai chị em chị Lâm Thị Hương và Lâm Phương, hai người được kể như là ‘chân truyền” về nghệ thuật múa Rôbăm ở Sóc Trăng. Nghệ thuật múa Rôbăm ở Sóc Trăng đã có từ lâu lắm rồi nhưng nay duy nhất chỉ còn có mỗi một đoàn này. Tên tuổi của đoàn nổi đình, nổi đám nhất vào nhưng năm 80 của thế kỷ trước, khi ông Lâm Hên còn làm trưởng đoàn. Ông là cháu rể của ông Trần Dua, người đã sáng lập đoàn. Khi ấy, sau vụ lúa gặt xong, chuẩn bị đưa nước (Ooc-om-bock) là bắt đầu mùa lưu diễn của đoàn khắp các địa phương trong tỉnh mãi tới sau tết nguyên đán cỡ 2-3 tháng mới về. Những năm ấy, các lễ làm phước, lễ dâng bông, cúng phước biển hay đơn giản chỉ là mừng một căn nhà mới xây là người ở các phum – sóc trong vùng có lời mời đoàn tới trình biễn. Thù lao biểu diễn thật là kỳ lạ! Nếu hát ở miệt đồng, hát trong sóc thì có thể trả vài ba trăm ngàn do một mạnh thường quân nào đó ‘bao trọn”, có khi dân trong xóm hùn tiền nhau mời đoàn về lo cơm, lo chỗ nghỉ…thế là cứ biểu biễu diễn. Còn nguyên giàn diễn viên vì hầu hết là người nhà nên đều không tính đến lương, tất cả chỉ sau mùa diễn về còn bao nhiều tính toán chia đều. trong xóm gom Cũng chẳng người nào nhận lương, bởi toàn hát "chùa", ai xem cũng được. Bà con thấy hay quá, họ thương nên gom tiền lại cho vài ba trăm ngàn làm lộ phí. Có nơi dân nghèo quá, không tiền, Đoàn vẫn hát say mê.
Ông Lâm Êl những năm ấy là ông bầu kiêm luôn chỉ đạo nghệ thuật nên 30 công ruộng, mỗi năm làm 2 vụ lúa cũng chỉ đủ nuôi quân luyện tập nên nhà chẳng khá lên được. Chưa tính đến tiền chuyện đầu tư tiền của cho trang phục, mặt nạ các loại phục vụ cho việc biểu diễn. Tính ra tiền phông màn, âm thanh rồi đi lại của đoàn từ điểm này qua điểm khác thì cũng chỉ vừa đủ trong những ngày đi lưu diễn. Hết diễn thì kể như chẳng còn bao nhiêu nên làm lúa vẫn là cơ sở vững chắc nhất để nuôi quân. Năm 1994, khi ông còn sống chúng tôi đã có dịp ghé thăm ông. Hỏi chuyện nuôi quân, dạy nghề? Ông cười vui: “Thì tất cả cũng là con cháu mình thôi. Có bao nhiêu nghề thì truyền lại hết chớ thật ra thì nếu không mê nghề này thì không thể theo được”. Nói xong, ông liền đứng dậy thị phạm cho chúng tôi xem những động tác đặc sắc trong nghệ thuật múa rôbăm, nêu là hoàng tử thì phải giữ vai ra sao, bước đi như thế nào theo điệu kèn, điệu nhạc, còn công chú thì tỷ mỉ đến từng cái liếc mắt, duỗi ngón tay và uốn lượn ra sao?
Cuối năm 2008 khi chúng tôi ghé lại thì ông đã mất, chị Chị Lâm Thị Hương năm nay đã gần 50 tuổi nhưng khuôn mặt vẫn còn tươi rói như chỉ mới ngoài 30 lãnh trách nhiệm trưởng đoàn, còn người em trai kế Lâm Phương nhà cạnh bên thì vừa là diễn viên chính, vừa lo khâu hậu cần và tổ chức cũng đã hơn 45 tuổi. Cả hai người vừa là con ruột nhưng cũng đều là nghệ nhân chân truyền của ông lâm Êl. Đây cũng chính là những người kế nghiệp đời thứ tư của đàon nghệ thuật dân gian này. Hôm ấy, cả đoàn đang tất bật trình diễn tại sân nhà 8 điệu múa cơ bản nhất trong các tuồng tích mà Rôbăm hay diễn để các cán bộ của Việtn văn hoá - phân viện phía nam ghi hình. Những năm 2000, những lời mời biểu diễn ít hơn, cũng không có lời nào từ phía các C.ty du lịch của tỉnh nên diễn viên đa phần tứ tán. Khổ nhất là tay kèn Lâm Wêl đã về quê vợ ở Bạc Liêu hành nghề chạy xe “hon-đa ôm” cho bảo đảm. Được một cái là trang phục của hơn 20 diễnviên đã tươm tất hơn đại diện tỉnh dự thi "Liên hoan Nghệ thuật truyền thống Nam Bộ". Nhưng ngặt một cái là giàn âm thanh còn tệ quá nên các anh quay phim không cần dùng, cứ xài âm thanh mộc vậy mà hay hơn!!! Nhìn các nghệ sĩ hoá thân vào nhân vật, đắm mình cùng điệu múa trong tiếng kèn mới hiểu được tại sao nghệ thuật múa rôbăm lại có sức thu hút đến vậy.
Vẫn cứ tưởng rôbăm Bưng Chông rồi sẽ chỉ còn trong những thước phim tư liệu nhưng trung tuần tháng 7 này, khi tôi điện thoại định hỏi thăm tình hình “lưu diễn” năm nay có gì mới thì nhận được tin hết sức bất ngờ: cả chị Hương và anh Phương đều “bận đi dạy nghề bên Campuchia rồi”. Ngoài 2 người còn có thêm 4 diễn viên múa khác và cả tay kèn Lâm Wên. Hoá ra nhưng nghệ nhân rôbăm Bưng Chông được một C.ty du lịch nước bạn mời qua làm nòng cốt đào tạo để thành lập một đoàn rôbăm cho C.ty nọ với “lương cứng” là 200USD mỗi người, riêng phần biểu diễn cho các đoàn khách do công ty sắp xếp thì tính theo từng hợp đồng. Ô! Vậy là từ nay, các nghệ sĩ rôbăm Bưng Chông đã khỏi lo chuyện chạy ăn từng bữa để chuyên tâm vào nghệ thuật rồi…chỉ tiếc không biết mùa Ooc-on-bock năm đoàn có về Sóc Trăng hay không?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)