Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn và ca sĩ Đan Trường!!!. Cảm xúc về hai từ “tổ quốc” thật thiêng liêng và dạt dào cảm xúc thật khó tả khi thưởng thức ca khúc.
Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011
Tuyệt vời ca khúc Tổ quốc gọi tên mình
Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai, nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn và ca sĩ Đan Trường!!!. Cảm xúc về hai từ “tổ quốc” thật thiêng liêng và dạt dào cảm xúc thật khó tả khi thưởng thức ca khúc.
Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011
“Bạn cô làm sao em biết”? Hay chuyện học lịch sử...Ặc
Sáng nay ngồi uống cafe và “tám” cùng mấy tay nhà báo। Tớ buột miệng hỏi một tay kia: “Tại sao trọng Thuỷ chết”? Hắn sợ mình gài bẫy nên không dám trả lời...hắn chọn giải pháp an toàn “không biết”! Một tay khác vốn hay tếu táo tặc lưỡi “mày đúng là quá dở! Học lịch sử mà như vậy thì chết। Trọng Thuỷ chết vì “té giếng” chớ có bị dao, kiếm đâm chém gì đâu!!!!”.
Một thằng đệ chen vào “Chuyện của mấy anh chả hay. Nghe chuyện của em nè. Mới trong năm học vừa rồi thôi. Cô giáo hỏi một học sinh “Em có biết Trần Nguyên Hãn không”? Học sinh “Không”. Em có biết Nguyễn Trãi không”? “Không”. “Em có biết Lê Lợi không”? “Không”.... “Em học hành gì mà tệ quá vậy”?
- Vậy chớ em hỏi cô, cô biết thằng Tèo không?
- Không?
- Cô biết thằng Bi không?
- Không?
- Cô biết thằng Tý không?
....
- Vậy mới nói। Bạn cô thì cô biết chớ cô hỏi em thì làm sao em biết! Cũng như cô làm sao biết được bạn của em...Đúng chưa?Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011
Khoe..Ăn theo “Ngậm ngùi giải thưởng môi trường”
Còn dưới đây là bản tiếng Việt đã làm lại
Sạch hơn với thảm vỏ tràm
Tràm là loại cây phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam. Tràm mọc thành rừng ở những vùng đất ngập nước. Thân tràm là vật liệu xây dựng, làm nhà ở, lá tràm dùng để trưng cất tinh dầu tràm – một loại dược liệu quý. Nhưng vỏ tràm trước nay thường bị bỏ đi.
Qua thực tế ở vùng sông nước An Lạc Thôn, chúng tôi đã có phát hiện thú vị: vỏ tràm có đặc tính hút dầu và giữ dầu khá tốt.Với nhiều lần thực nghiệm, chúng tôi đã khẳng định - so với những vật liệu khác như: bông gòn, sơ dừa, xác bèo tây khô…vỏ tràm có đặc tính hút dầu mạnh nhất. Nước sau khi được xử lý, chúng tôi thử dùng để tưới cây mồng tơi – một loại dây leo rất mẫn cảm với nước nhiễm xăng-dầu!? Kết quả thật tuyệt vời – cây vẫn phát triển xanh tốt. Chúng tôi tạm đưa ra nhận định: có thể dùng vỏ tràm để thu, hút xăng - dầu loang trên sông, trên kênh rạch để cho nước được sạch hơn.
Chúng tôi đã đan những tấm thảm, kết những vành đai ngăn dầu từ thảm vỏ tràm bằng những vật liệu dễ kiếm. Các điểm bán xăng-dầu, điểm sửa chữa máy nổ dọc theo kênh, rạch sẵn sàng cho phép chúng tôi thực nghiệm tại hiện trường để kiếm chứng cho nhận định của mình.
Thực tế cho thấy: thảm vỏ tràm hút dầu thật tốt. Những tấm thảm vỏ tràm và vành đai ngăn dầu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ - thu giữ lại gần như hoàn toàn lượng xăng - dầu thải ra trên sông.
Sông nước quê hương chúng tôi chắc chắn sẽ sạch hơn, môi trường sống sẽ tươi đẹp hơn nếu những tấm thảm vỏ tràm được nhiều người sử dụng.
Cleaner with Melaleuca cajuputi mats
Melaleuca cajuputi is a popular tree found ubiquitously through-out Mekong River Delta- Vietnam. Melaleuca cajuputi grows abundantly on wetland areas. Its trunk is used as construction material for housing; the extract from the leaves has multiple usages in pharmaceutical industry. However, its bark is often overlooked and so far considered of having no practical value.
Interestingly, through experiments conducted at An Lac Thon we found that Melaleuca cajuputi's bark was capable of absorbing spilled oil. Its absorbability was far more superior than that of Java cotton, coconut coir, or dried water hyacinth. In these studies, water contaminated with spilled oil was treated with Melaleuca cajuputi's bark. The treated water was then used to irrigate Mallabar spinach - a delicate liana which is very sensitive to oil contaminated water. The result was amazing; Mallabar spinach grew strongly and abundantly. We concluded that Melaleuca cajuputi's bark could be used to clean up oil spills on canals and rivers.
To prove this, we made mats with material from Melaleuca cajuputi's bark. We integrated them to form a belt surrounding potential spilled areas such as a-long river bank gas stations or mechanic repair shops. The result was the mat belt contained and absorbed spilled oil effectively.
Our rivers will be surely cleaner and our living environment will be healthier if more and more people realize the value of Melaleuca cajuputi's bark and start implementing programs using this unique substance in oil spilled cleaning business.Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
Xuôi về Ngã Bảy thăm làng nghề đóng xuồng
Cách đây chỉ 3- 4 năm thôi, dọc theo QL1A (hai bên bờ kinh xuôi về Sóc Trăng) chuẩn bị vào TX Ngã Bảy, có hàng chục cơ sở đóng ghe, xuồng, lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng cưa, tiếng đục… ghe, xuồng, vỏ lãi nằm sắp lớp lên nhau, nối dài cả đoạn đường gần 1km. Khách mua xuồng, du khách tham quan ra vào nhộn nhịp. Ấy vậy mà nay hầu như chỉ còn lác đác vài ba xưởng, lượng hàng cũng chẳng còn mấy.
|
Bên kia bờ kinh, anh Nguyễn Hoàng Linh- chủ một cơ sở, chỉ tay vào dãy ghe và xuồng câu độ chục chiếc nói cùng chúng tôi: “Giá mỗi chiếc từ 500.000 đồng đến 1,2 triệu là hết mức. Vậy mà cả tháng nay bán mới được 2 chiếc. Đồng ra, đồng vô của mình coi bộ cũng “lên- xuống” theo con nước lũ”. Theo anh Linh thì đã khoảng 3 năm nay, làng nghề coi bộ làm ăn đi xuống hẳn vì lượng khách chẳng còn mấy. Nước không tràn đồng thì nghề câu, lưới cũng tiêu theo. Giờ số hàng bán chạy nhất chỉ còn loại ghe, xuồng “năm quăng” vì giá cả rẻ, phù hợp với đa phần người nghèo “cứ xài xong mùa chừng 3- 4 tháng là… quăng”.
Anh bùi ngùi nhớ lại thời hoàng kim, những năm 80- 90 của thế kỷ XX. Khi ấy chỉ cần bước vào mùa mưa, là khách hàng miệt trên như: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang đã tấp nập xuống đặt hàng với số lượng lớn. Chiều chiều là xe tải đậu nối đuôi để lên hàng. Còn miệt dưới Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng hoặc ở vùng trong như cạnh Búng Tàu, Phụng Hiệp, Trà Lồng, Trà Cú lên lấy hàng thì ghe, xuồng cứ sắp lớp chồng lên nhau. Du khách tây- ta hay ghé lại tham quan, chụp hình thật vui nhộn.
Theo lời anh thì nghề đóng xuồng, ghe ở xứ này có từ hơn 50 năm trước, khi ông nội anh là ông Nguyễn Văn Kính, vốn khéo tay nghề thợ mộc đã truyền cho người trong vùng. Để có một chiếc xuồng, chiếc ghe hay chiếc vỏ lãi “ngon lành” thì ngoài chuyện phải lựa gỗ tốt “chuyên trị” như sao, huỳnh kỳ, dầu,… còn đòi hỏi người thợ cần có thêm những bí quyết nghề nghiệp như làm sao để các “cong xuồng” tuy chỉ là những mối nối nhưng vẫn chắc chắn, cách khớp mộng, bắt mộng sao cho “khít rim” và “liền rang” như chỉ là từ một thân cây được uốn cong, rồi chuyện lựa súc cây nào có “sớ” ra sao để làm cũng là những kinh nghiệm mà chỉ có thợ trong nghề mới biết. Đối với anh thì mỗi chiếc xuồng, chiếc ghe là một “tác phẩm nghệ thuật” khiến người mua phải mê mẩn và quyết định mua về xài. Đây chính là điểm làm nên thương hiệu của mỗi chủ trại, của làng nghề ở đây.
Tuy nhiên, chuyện đi xuống của làng nghề không chỉ là “do con nước lũ”. Ông Đào Văn Chánh- chủ cơ sở Hưng Điền chia sẻ: “Lộ nông thôn bây giờ liền băng, tráng nhựa, tráng xi măng chạy đều hết các nơi. Xe honda, xe hơi chạy đầy đường thì xuồng, ghe ít người mua là phải. Chưa tính đến chuyện đi ghe, đi vỏ lãi ra chợ phải mất một người ngồi giữ, rất bất tiện”. Ngay ở cơ sở của ông hiện tại, thì lâu lâu cũng mới bán được một vài chiếc xuồng, ghe nhỏ... Những loại ghe có trọng tải lớn và vỏ lãi thì chỉ đóng khi có khách mối hoặc ai đó đặt hàng và làm hàng theo yêu cầu. Ông tặc lưỡi: “Người ta xài ít thì mình cũng làm ít. Biết sao được. Nhưng dù gì thì tui vẫn tin là luôn luôn có người vẫn còn phải xài vì xứ mình là xứ sông nước mà”. Theo ông thì trong khi chờ đợi một hướng đi mới cho làng nghề thì những người thợ ở làng nghề vẫn phải giữ nghề theo kiểu “gõ ngày nào- ăn ngày đó”.
Phải chăng đây chính là nguyên nhân để từ con số trăm mà hiện nay, cả TX Ngã Bảy còn 18 cơ sở đóng xuồng, ghe còn hoạt động?
…Và, hướng ra sông, ra biển.
Trong cái không khí chùng xuống của làng nghề, thì ở xưởng của Công ty TNHH Đức Thành A nằm mé bên kia bờ kinh, coi bộ vẫn náo nhiệt với tiếng xẻ gỗ, tiếng máy bào, máy cắt. Khi chúng tôi ghé lại thì anh Nguyễn Văn Lộc- chủ cơ sở vừa tiễn xong đoàn khách xuống đặt hàng. Anh nói chắc nịch: “Phải mở đường ra biển, ra sông lớn chớ đường kinh bây giờ coi bộ hẹp rồi”. Anh mở hộc bàn lấy ra cho chúng tôi xem mấy chục tấm ảnh các kiểu tàu, kiểu buồng lái, kiểu mui, máy tàu,… cả những chi tiết nhỏ nhất của các loại tàu gỗ đi biển. Anh say sưa phân tích những ưu, nhược của từng kiểu mui, buồng lái, đặt giàn gầm máy, kiểu mũi,… Khách hàng của công ty anh Lộc ở khắp các tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau cho đến tận Tiền Giang, Vũng Tàu.
Một chiếc tàu đánh cá biển đang hoàn thiện phần vỏ trong xưởng Đức Thành A.
Không chỉ đóng tàu cá đi biển, anh cũng chuyên trị các loại tàu du lịch đóng theo yêu cầu của khách hàng, từ một tầng cho đến hai tầng. Anh cứ tiếc hùi hụi, khi không chụp lại ảnh chiếc tàu du lịch mà anh đóng cho một “ông Tây” ở Vũng Tàu. Theo anh thì đó là một trong những chiếc mà anh tâm đắc vì từ mẫu của khách, anh đã góp ý và hoàn thiện những chi tiết để chiếc tàu đẹp hơn và chắc chắn hơn, khiến “ông Tây” đi xuống kiểm tra mà lúc nào cũng “good… good”.
Riêng việc đóng tàu cá đi biển thì Công ty Đức Thành A nhận đóng tất cả các loại có chiều dài từ 20- 24m. Anh nói vui rằng “trong cái xui cũng có cái hên”, khi gỗ tốt trong nước ngày càng hiếm và mắc, anh phải nhập gỗ từ Indonesia và Malaysia về làm nguyên liệu. Tất nhiên về độ bền thì chắc chắn không bằng cây sao ở ta, nhưng với một tàu cá đi biển, hoạt động an toàn trong 10 năm mà giá rẻ hơn từ 25 đến 30% thì cũng là một lợi thế cho người đi biển đánh cá vì dễ sắm. Hiện tại, trung bình một chiếc từ 400 triệu đồng trở lên tùy theo độ dài và tải trọng. Chỉ tính trong năm 2010, anh đã hoàn thành 8 chiếc để bàn giao cho khách hàng và hiện tại trong xưởng vẫn đang thi công 1 chiếc ở phần vỏ và 1 chiếc đã lên giàn khung. Giàn thợ của anh hiện nay trên 40 người, với tiền công từ 90.000- 120.000 đ/ngày, tùy theo tay nghề và công đoạn.
Theo anh Lộc, muốn đóng tàu cá đi biển thì cần vốn lưu động lớn bởi riêng phần gỗ, công thợ đã chiếm hơn phân nửa, chưa tính đến các loại thuế, chi phí quản lý. Vấn đề ở đây theo anh là để phát triển làng nghề, thì rất cần những chính sách ưu đãi về đầu tư vốn, thuế… cũng như những hình thức hợp tác làm ăn phù hợp. Riêng năm 2011, anh đã phải từ chối 4 hợp đồng đóng tàu cá loại 24m, vì ngoài lý do không đủ vốn còn những lý do bất khả kháng và chưa thể tiên liệu được là sự biến động của tỷ giá USD và giá vàng. Đơn giản là vì gỗ nguyên liệu của mình vẫn phải đang nhập khẩu.
Xem ra một làng nghề truyền thống lâu năm của Ngã Bảy đang gặp khó đủ hướng từ… “sông ra tới biển”.Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011
Lại tiếp tục chán các bác…VTV
http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Buc-xuc-man-tra-tan-meo-tren-VTV/20114/141122.datviet
Ông này thì chậm hơn các chỗ khác 2 ngày nhưng cũng khá…kịch liệt.
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/434274/Con-yeu-cua-me-nguoc-dai-meo.html
Và con khá nhiều trên các trang báo khác…nhưng đáng lưu ý nhất là ở chỗ này. http://forum.bkav.com.vn/showthread.php?22137-Buc-xuc-man-hanh-ha-meo-tren-VTV3
Các chú ở đây đã đưa một clip về cuộc cứu hộ 2 chú chó trong trận sóng thần ở Nhật Bản vừa qua.
Nhận xét sao nhỉ?
Thôi thì… "Lại tiếp tuc chán các bác VTV”।Còn đây là ý kiến của tớ २ ngày trước trên báo Đất Việt Ngay khi vụ việc được phát hiện।
"Một kiểu giáo dục "quái gở"!? Con gái tôi năm nay học lớp 3. Chỉ cần nhìn cảnh người ta nhổ lông chim để làm thịt, mẹ của bé đánh chú mèo con ăn vụng là bé đã sụt sịt thương cảm. Rất may là đêm hôm qua tôi chở con đi dạo phố vào cái "giờ vàng" này chứ nếu ở nhà thì chắc chắn cháu sẽ xem VTV 3 thì có mà đại hoạ. Tôi chỉ cho thể nghĩ và nhìn thấy có mỗi một khía cạnh "một kiểu giáo dục phản giáo dục...quái gở". Người làm truyền thông muốn truyền đạt ý A nhưng người được truyền đạt lại hiểu theo B mà cho rằng đây chỉ là một thiếu sót nhỏ thí cũng...hết biết. "Pó han"".
Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011
Chán các bác VTV!?
Xem và nghe chuyện các bác ở VTV làm người xây tổ ấm “thanh minh, thanh nga” thấy sao chán quá. Rồi còn đem chuyện “cùng cơ quan chức năng làm rõ động cơ!? Ặc…ghê thế không biết.
Xin mượn bài viết sau đây của GS।Nguyễn Văn Tuấn để các bác có xem thì xem chứ làm cái gì mà “dao to búa lớn quá” khi lỗi lại thuộc về phần mình. Híc…Lượm và bài học truyền thông thực chứng
Mấy năm gần đây, người ta thấy xuất hiện một khái niệm truyền thông gọi là evidence based journalism, mà tôi tạm dịch là “truyền thông thực chứng”. Những lùm xùm chung quanh “câu chuyện Lượm” trên VTV1 có lẽ là một bài học về truyền thông thực chứng.
Trong hai thập niên qua, xuất hiện phong trào y học thực chứng (evidence-based medicine) và trở thành một chuẩn mực trong y khoa. Nói là “thực chứng” bởi vì cơ sở triết lí của evidence based medicine là chủ nghĩa thực chứng (tức là positivism). Thật ra, y học thực chứng là một một học thuyết mà cũng là một cách thực hành nghề y dựa vào bằng chứng. Bằng chứng phải được đúc kết từ những công trình nghiên cứu khoa học có chất lượng cao. Theo y học thực chứng, ý kiến của cá nhân, chuyên gia, dù là chuyên gia mang hàm giáo sư, không có giá trị khoa học bằng chứng cứ khoa học. Do đó, y học thực chứng trao thẩm quyền cho khoa học, thay vì cho một cá nhân.
Song song với y học thực chứng, mấy năm gần đây, người ta hay nghe hay thấy khái niệm evidence-based journalism, mà tôi tạm dịch là truyền thông thực chứng. Thật ra, truyền thông thực chứng bắt đầu từ truyền thông khoa học (tức là science journalism) ra đời, khi mà các phóng viên chịu sự ảnh hưởng của giới khoa học trong việc chuyển tải thông tin khoa học đến công chúng. Trong truyền thông khoa học, bằng chứng đóng vai trò quan trọng nhất. Bằng chứng phải được dúc kết từ những nghiên cứu có chất lượng, chứ không phải từ ý kiến chuyên gia, càng không phải là những giả thuyết. Bất cứ phát biểu nào cũng phải dựa vào dữ liệu, chứ không nói “khơi khơi” như truyền thông thông thường được. Truyền thông thực chứng lấy truyền thông khoa học làm một mô hình hành nghề.
Những thông tin trên chắc đủ làm nền cho câu chuyện tôi muốn bàn qua: đó là câu chuyện Lượm. Bây giờ thì cái tên mộc mạc đó chắc đã trở thành cái tên quen thuộc trong mỗi gia đình người Việt.
Tôi phải ghi lại vài dòng để các bạn cảm nhận được câu chuyện, bởi vì đọc báo thì có khi rối cả lên và chẳng biết đầu đuôi ra sao. Lượm là tên của một cô gái có thật ngoài đời, nghèo khổ, và đáng thương. Câu chuyện đời của Lượm được hư cấu hóa trong một câu chuyện có tựa đề là Tình đầu bất hạnh của cô bé bụi đời gửi đăng dự thi trên báo mạng Tin thức online. Tác giả bài dự thi đó là Trần Thị Thùy Dương, người quê quán ở Thuận An, Huế. Thùy Dương rõ ràng là người có tài viết văn. Chỉ nghe qua câu chuyện của Lượm trong một lần đi thăm nuôi con trai ở bệnh viện mà Thùy Dương đã chấp bút thành một câu chuyện làm cho độc giả cảm động, và thu hút sự chú ý của biên tập viên chương trình Người xây tổ ấm của đài truyền hình VTV1. Biên tập chương trình Người xây tổ ấm mời Thùy Dương lên chương trình chia sẻ và giao lưu cùng khán giả toàn quốc. Chương trình còn có những đoạn quay cảnh nhà của Thùy Dương (trong vai Lượm), và Thùy Dương tỏ ra xuất sắc trong vai Lượm, làm cho bao nhiêu khán giả sụt sùi. Có người còn cho tiền, và số tiền lên đến gần 10 triệu đồng. Có thể nói chương trình Người xây tổ ấm đã thành công về mặt cảm tính.
Trần Thị Thùy Dương
Tuy nhiên, hình như nhận thức được sự việc đã đi quá xa, nên Thùy Dương chủ động nói thật. Tác giả câu chuyện Lượm viết thư cho biết cô không phải là Lượm; cô xin lỗi khán giả, và tìm cách trả lại số tiền khán giả đã cho, dù cô thật sự cần tiền cho ca phẫu thuật tim của con trai cô. Người biên tập chương trình Người xây tổ ấm có lẽ rất giận, nên không tiếc tuôn ra những tính từ nặng nề cho Thùy Dương. Điều đáng nói và cần phải nhấn mạnh là người biên tập Người xây tổ ấm không xin lỗi khán giả. Không xin lỗi, hay không muốn/dám xin lỗi? Dù tình huống nào đi nữa, thì thái độ của người biên tập thiếu tính chuyên nghiệp.
Biên tập viên chương trình Người xây tổ ấm (ảnh: bee.net)
Nếu phóng viên tác nghiệp theo nguyên lí của truyền thông thực chứng. Trước một câu chuyện cảm động như thế, phóng viên phải đặt câu hỏi: đây là hư cấu hay là sự thật. Đã viết bài dự thi thì ai cấm tác giả không được hư cấu. Đáng lẽ phóng viên phải tìm hiểu thêm về tác giả và những chi tiết liên quan đến câu chuyện, tiếng Anh gọi là “cross-check”. Phóng viên sẽ tìm cách liên lạc những người chung quanh hay quen biết để có thêm thông tin, chứng cứ, và câu chuyện sẽ sống động hơn. Rất tiếc, phóng viên hình như đã không làm theo nguyên lí của truyền thông thực chứng, và sự việc dẫn đến một kết cục chẳng mấy gì hay ho.
Có thể hiểu được khán giả nổi giận. Dĩ nhiên, người ta cảm thấy bị “take for a ride” :-). Những người đã động lòng bỏ tiền ra cho cũng cảm thấy mình bị lừa. Nhưng có thật sự Thùy Dương có ý định lừa khán giả không? Tôi không nghĩ như thế. Nếu có ý định lừa gạt thì chắc chắn chị ấy không viết lá thư trần tình và xin lỗi mọi người. Tôi thấy Thùy Dương giống như người leo lưng cọp, và phải theo kịch bản của cọp. Đến khi xuống lưng cọp mới thấy việc mình làm là không đúng. Cái hay của Thùy Dương là cô có can đảm và tự trọng để xin lỗi. Ngược lại với thái độ của Thùy Dương, người biên tập VTV1 tỏ ra hung hãn và có vẻ khá ác độc với Thùy Dương. Tại sao chương trình Người xây tổ ấm không đủ can đảm để xin lỗi khán giả?
Người ta không tiếc lời mỉa mai rằng Thùy Dương đóng kịch hay. Tôi nghĩ sẽ rất không công bằng cho Thùy Dương phải hứng nhận những búa rìu dư luận như thế. Đã lên đài truyền hình, ai mà không đóng kịch theo kịch bản? Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn đóng kịch đó chứ. Nếu nói rằng Thùy Dương gian dối, vậy xin hỏi các vị phương phi, bụng phệ trán hói; các vị ăn mặc áo veston loại business, mặt hoa da phấn, tóc nhuộm màu nâu màu vàng đó; các vị tiến sĩ giáo sư khệnh khạng xuất hiện trên truyền hình hàng ngày có nói thật không? Họ cũng đóng kịch và nói láo (phần lớn) cả thôi. Vậy thì trước khi cầm viên đá ném vào Thùy Dương, những người đó nên nhìn lại mình. Vấn đề không phải là đóng kịch hay không đóng kịch, mà mục đích của kịch bản là gì.
Câu chuyện Lượm làm tôi nhớ đến chuyện trong khoa học, tuy không có cùng tình tiết, nhưng nói lên qui trình làm việc thiếu chuyên nghiệp tính của VTV1. Chuyện cũ kể rằng giáo sư vật lí Alan Sokal chơi xỏ giới hậu hiện đại bằng cách viết một bài báo “rất kêu”, dùng toàn những ngôn từ đao to búa lớn và trừu tượng nhưng chẳng có ý nghĩa gì. Bài báo được một tập san hậu hiện đại đánh giá cao và cho công bố. Sau đó, Giáo sư Sokal viết một bài khác cho rằng bài ông viết trên tập san hoàn toàn vô nghĩa, vì chính ông cố ý sáng chế ra những từ ngữ đó một cách vô nghĩa để làm như ta đây là trí thức hậu hiện đại! Một xì căng đan lớn làm bẽ mặt ban biên tập của tập san. Ở đây, Thùy Dương không có ý chơi xỏ ai (tôi tin như thế), nhưng qua vụ việc, chúng ta thấy rõ ràng rằng VTV1 chằng khác gì một vị "hoàng đế cởi truồng"*!
Tôi nghĩ cả Thùy Dương và ban biên tập Người xây tổ ấm chỉ là nạn nhân của một kịch bản quá vội vã, một nạn nhân của cách tác nghiệp không theo nguyên lí truyền thông thực chứng. Sự việc này (và nhiều sự việc trước đây) đặt ra một nhu cầu cấp bách cho truyền thông thực chứng.
=====
Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011
Khai cần đầu năm
Chi phí cho riêng cá nhân.
Tiền thuê ghe: 200.000k.
Tiền mua mồi câu (trùn biển): 120.000k.
Một con vịt nấu cháo để...cúng ra mắt bà cậu nhân dịp năm mới: 120.000k.
Một chai rượu ST5 1,25 lít: 48.000k.
Thuốc lá Hero 2 gói: 32.000đ.
Công: Một ngày - một đêm: tạm tính theo giá của thợ có tay nghề: 240.000k.
Và đây là kết quả:
Chủ ghe buông neo
Vinh đang kéo cá
Một chú cá sủ vàng nửa kg
Kết quả sau một đêm thức trắng trên sông Hậu
Cao Long đang ngồi trước "đống chiến lợi phẩm" cân được 16kg (của cả hai người)
Một chú bông lau buộc đuôi neo ở bên be ghe
Tổng kết chuyến đi: Huề vốn. Không lời chỉ cả mặc dù mỗi kg cá bông lau bán tại bến là 80.000k.
Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011
Bồng bềnh cùng sông nước Ngã Bảy
Đậm dấu ấn trong tôi vẫn là hình dáng của cô gái đã làm siêu lòng chàng trai bán chiếu qua giọng ca của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn. Tất nhiên chủ đích của tôi không phải đi tìm cô gái ấy (chắc bây giờ tôi phải gọi bằng bà) mà cái chính là cái tình nghĩa, cái không khí chân tình của một thị tứ nam bộ xưa trong câu hát ấy đã níu kéo tôi bồng bềnh cùng sông nước Ngã Bảy.
Chợ Ngã bảy nằm ở điểm hội tụ của bảy ngã kênh đổ về trong công cuộc khai thác đất nam bộ khi xưa. Khác với miệt vườn ở vùng trên, miệt dưới Hậu Giang vốn lung, trũng lắm phèn nên muốn khai phá thì thủy lợi là ưu tiên hàng đầu. Chính vậy mới hình thành nên chợ Ngã Bảy, một loại chợ đặc thù của sông nước nam bộ! Mọi chuyện bán buôn, sinh hoạt chính đều ở trên ghe…ghe lớn, ghe nhỏ, xuồng năm lá, xuồng ba lá lên hàng, xuống hàng suốt từ khi trời đâm mây ngang cho đến sáng bửng thì coi như tan chợ. Ghe đi bổ hàng thì đổ về các nẻo kênh, xẻo nhỏ, còn ghe lớn thì đậu đó giải lao để chờ dỡ đủ hàng để đi tiếp về các chợ xa, về những nơi hàng thiếu. Mà thời đó thì chuyện “đi -đến, bổ hàng, giao hàng đều theo mùa, theo kinh nghiệm, theo mối thân quen hẹn trước” chớ phải nào như bây giờ chỉ cần móc điện thoại di động “một cái rẹt” là xong!
Thì cũng phải thôi! Gần 100 năm rồi còn gì.
Cũng như bao chợ ở các bến sông khác. Chợ Ngã Bảy đóng vai trò của một chợ đầu mối sỉ - lẻ dạng “bách hóa” thứ gì cũng có. Những đó là ngã bảy chợ trên bờ, con dưới sông thì chuyên trị hàng nông sản, cây trái được bán - mua theo phương thức đậm đặc chất nam bộ “mùa nào trái nấy. Bán gì cũng bán – mua gì cũng mua” bởi lẽ, chỉ có những khách thương hồ mới biết được ở đâu đang cần cái gì? Mua cái gì chở đi thì bán được. Đơn giản vậy thôi. Mùa nước lũ đầu mùa miệt trên thiếu rau xanh, bầu bí…xuống Ngã Bảy bổ hàng về bán. Mùa chôm chôm, măng cụt, mận…xuống Ngã Bảy. Đi một chuyến phải cho đáng nên phải lựa ghe cỡ nào đi cho có lời, đáng một chuyến! Đại khái về chợ nổi là như vậy!?
Ngã Bảy giờ đã nâng tầm lên thị xã nên một số con đường trong khu vực chợ đang được nâng cấp. Hàng hóa bày bán ở đây chủ yếu là hàng may mặc, máy nông - ngư – cơ, vài tiệm vàng có vẻ vắng bóng khách trong thời “giá vàng đang nhảy dít-cô”. Khu trung tâm thương mại đối diện nhà lồng chợ có vẻ ếm ẩm không được mấy gian hàng giày dép, nón mũ. Hơn nửa khu buổi sáng dùng làm nơi bán đồ ăn sáng, bán nước giải khát và một phần làm chỗ giữ xe. Tân – chủ một gian hàng ở chợ chia sẻ cùng tôi về cái không khí này: “Đường sông thông suốt lên Sài Gòn, Cần Thơ nên nếu cần khối lượng hàng lớn thì những người buôn bán lấy trực tiếp ở trên rồi chuyển thẳng về các chợ nhỏ thì lời hơn. Xe cộ, đường sá bây giờ đi dễ nên họ không lấy ở đây nhiều trừ khi kẹt hàng gấp”.
Cặp theo mé kênh về Lái Hiếu (một trong 7 ngã kênh), trước cửa chợ Ngã Bảy bán hàng thực phẩm và rau cải. Con đường chạy trước nhà lồng chợ đang được tu sửa, trải nhựa, lên lề. Cặp theo bờ sông ngả chạy ra vàm Cái Côn đã kín nhà lầu của các chủ hiệu buôn. Riêng cặp theo mé bờ kinh xuôi về Lái Hiếu, *Búng Tàu…thì vẫn còn chừa lối đi ven sông và được kè đá. Có vẻ như đây vẫm còn giữ được đôi chút của “ngã bảy chợ xưa” với ghe, xuồng và võ lãi các loại đậu cặp bờ kèn dày. Hàng mà các ghe bổ đi cũng chủ yếu là các loại rau màu, thực phẩm. Đông nhất là quãng từ 5 giờ sáng cho đến tầm non 9 giờ thì thưa hẳn. Lời ăn tiếng nói ở khu chợ này vẫn đậm nét quê xưa làm lữ khách bâng khuâng. Chị Tám Tân ở khúc giữa ngả Lái Hiếu mắc cỡ khi tôi cứ rê máy ảnh bám theo cái dáng người mảnh khảnh của chị khi dỡ hàng xuống ghe. Ghe của chị đang xuống bắp cải, tần ô và 20 kg thịt heo. “Lời lóm bi nhiêu chú ơi. Xong mùa thì tranh thủ chạy chợ kiếm thêm chút đỉnh vậy mà”. Với chị, nghề thương hồ là nghề tay trái nhưng cũng sống được.
Ngay đầu vàm về *Búng Tàu, hai chiếc ghe hàng “lỡ” (ghe chở từ khoảng 2 đến 4 tấn đậu song đôi cũng trương bẹo nhỏ xíu mà mắt thường nhìn không ra. Chị Điệp, một chủ đò dọc đưa rước khách tham quan chợ nổi (thực ra chỉ là chiếc ghe nhỏ có sắp 3 hàng sạp, chở được khoảng 6 người) thấy tôi và chiếc máy ảnh đang loay hoay đã sẵn sàng giúp đỡ: “bẹo đó là trái khóm. Treo bữa rày chắc héo queo rồi. Còn chiếc kế bên đang lên chuối già. Nếu muốn đi chợ nổi thì sáng mai cỡ 5 giờ rưỡi ra đây tui chở đi. Chợ nổi giờ dời lên trên vàm ba ngàn”.
Chợ nổi phải dời lên trên vàm ba ngàn (ngả Cái Côn – cách nơi cũ độ non 3 cây số) cách đây cũng đã 4-5 năm. So với chợ cũ thì mật độ ghe, xuồng bán buôn ở đây chẳng còn mấy. Sáng sớm ngày 10/01/2011, tôi đếm được ở đây chỉ có khoảng 50 ghe, võ lãi lên hàng, xuống hàng, trong đó chỉ có 5 chiếc ghe hàng lớn đậu riêng ngay đầu vàm ba ngàn với “bẹo hàng” là củ sắn, cà rốt, khóm và bắp. Chị Điệp tấp ghe vô tôi mới biết…ngoài chuyện bán thì các ghe cũng mua luôn hàng mà mình cần khi chiếc ghe bìa đang lên dưa hấu. Vẫn với cung cách thuận mua, vừa bán. Dãy ghe mé bên ấp Cái Côn có vẻ sung túc, nhộn nhịp hơn với mặt hàng trái cây và rau cải.
Nhảy lên chiếc ghe có số hiệu HG.1472 đang lên hàng mít trái làm vài tấm ảnh quang cảnh sinh hoạt của chợ nổi. Tiến – chủ ghe vui vẻ nói: “Em ở ngay thị trấn Ngã năm chớ đâu. Nhưng làm ghe đăng ký biển số Hậu Giang để đi cho tiện. Mùa này lên đây cân mít để chở xuống Cà Mau. Giá mùa này em thu vô 3.000đ/kg. Chở đi bỏ cho mấy mối ở mấy chợ phía dưới mùa này là hàng hiếm đó”.
Hai chiếc ghe nhỏ bán bún, mì, bánh canh giò heo len lỏi giữa hàng xuồng, ghe, võ lãi. Những tô bún, tô mì bốc khói trên sông nước se lạnh của cái lạnh cuối mùa chướng ở đất nam bộ đem lại cho tôi một cảm giác thật khó tả…vừa gần gũi, vừa ấm áp như cái thời năm 1976 tôi và gia đình mới ở Xuân Mai về Vị Thanh vậy!? Dì Bảy ở cạnh ba ngàn cũng vừa chở ra hơn 20 chục cái cà ràng đỏ au đang tìm mối bán. Hôm nay coi bộ “hổng khá” khi đã đảo suốt 4 vòng chèo ở cả hai bên vàm sông mà dì vẫn chưa bán được cái nào. Phải mà. Ghe đi xa thì đã xài bếp gar, còn những ghe ở gần thì ở nhà chắc cũng vậy. Còn nước thì xài nước lọc đóng bình săn chở theo hàng lố…Coi bộ cái thời của khách thương hồ “gạo chợ - nước sông” đã tới!? ngay như chị Điệp – người chở tôi tham quan chợ này giờ thì may mắn lắm mỗi ngày mới có một hai chuyến. Mà khách vài ba năm nay chủ yếu là khách ta như Việt Kiều về thăm quê, nhà báo chớ khách du lịch đi thành đoàn hay những ông, bà tây “ba lô” hầu như vắng hẳn. Cái hồ của “trên bến – dưới thuyền” của chợ nổi Ngã Bảy không còn đã không còn kéo được du khách về đây.
Hai ngày lang thang và bồng bềnh cùng sông nước Ngã Bảy tôi ngộ ra rằng, Ngã Bảy chợ vẫn còn mang đậm nét của một chợ quê. Từ cung cách bán buôn cho đến sinh hoạt của người ra chợ đều rặt ròng theo thói quen là chính. Mà muốn thay đổi một thói quen đã trở thành “tập quán” thì không phải là chuyện “một ngày - một bữa” như chuyện cứ xây một cái nhà lồng chợ cho lớn rồi đặt tên cho nó. Cái chính là nó có thực đáp ứng được nhu cầu của của đa phần người dân trong vùng hay không? Mà muốn trọn vẹn cả đôi đường cho chợ trên bờ, chợ dưới sông và để cả hai cái chợ này sống hài hòa, tôn thêm vẻ đẹp và thể hiện được thực chất của nó thì còn rất nhiều việc phải làm. Chỉ tính riêng chuyện dọc theo các bờ kè giờ đã được bê-tông hóa với nhà cao tầng, đường đi sập sệ cũng đã là một bài toán đau đầu, rồi đến chuyện “quen tay sả rác” cũng vậy. Trong khi đây mới chỉ là những chuyện nhỏ, chưa tính đến những chuyện lớn như quy hoạch hợp lý, định hướng phát triển .v.v và .v.v.
Nhớ lại lần trò chuyện cùng một cán bộ văn hóa ở Hậu Giang, anh đã nói rằng “Thương hiệu Ngã Bảy có từ cả trăm năm nay đã không được khai thác đúng mức”? Tại sao ư? Tất cả bắt đầu từ chuyện dời chợ nổi, trong khi vấn đề chính thực chất không phải là chuyện giao thông đường thủy đã quá chật hẹp (chỗ này thì có thể nhận định rằng “bác giao thông đường thủy không cùng chung quan điểm với bác “du lịch”). Kế đến là chuyện ỷ y..từ Cần Thơ xuống, Sóc Trăng lên khoảng 30 cây số thì không cần đầu tư hạ tầng phục vụ du khách tại đây. Với riêng tôi thì cảm nhận là có vẻ đúng bởi lẽ, linh hồn của chợ nổi Ngã Bảy không phải là quãng nắng đã lên mà là ở phiên chợ sớm khi trời vừa “đâm may ngang”, cái bản sắc của Ngã Bảy đậm chất nam bộ chính là ở chỗ này. Du khách không phải đến chỉ để nhìn mà họ có nhu cầu hiểu rõ và sống trong bối cảnh, không khí văn hóa của vùng đất mà họ muốn tìm hiểu. Du lịch ở đây thuộc về phần “hồn” chứ không phải là phần “xác”. So sánh với những chợ nổi khác, Ngã Bảy đậm đặc “hồn vía” của một thời mở đất xưa hơn các chợ nổi khác.
Chợ sớm, sương vẫn còn giăng giăng đầy mặt sông. Tiếng ghe xuồng lộc cộc chạm nhau, tiếng trả giá, mặc cả rộn cả một khúc sông vắng. bên bờ kênh này chỉ có một quán bán nước nhưng lại..không bán cà-phê đen mà chỉ bán cà-phê đá và cà-phê sữa. Ngồi bên bến sông ngắm cảnh bán buôn mà không khỏi chút chạnh lòng. Lại lẫm bẩm câu hát xưa “ghe chiếu Cà Mau cắm sào bên dòng kênh Ngã Bảy. Sao cô gái năm xưa không thấy ra chào…”.
Mà phải rồi! Thời này người ta quen xài chiếu nhựa, giường nệm…hiếm người xài chiếu lác nên hàng không có người mua là phải. Cũng ngặt một cái ở thời buổi kim tiền này, hàng không phải là hàng “hot” thì phải là hàng độc mới có người mua. Ơ hay? Vậy chiếu lác không phải “hàng độc” à? Cũng phải có chợ Ngã Bảy mới có anh bán chiếu chớ!?
*Búng có nghĩa: Một hồ nước tự nhiên dọc theo một con sông tự nhiên, một hũm nước lớn bắt nguồn từ một con sông. Búng Bình Thiên ở An Giang. Búng ở đây không phải là bún, cọng bún. Búng Tàu – khu vực búng có nhiều người Hoa (người Tàu) sinh sống. (NV).