Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

“Bạn cô làm sao em biết”? Hay chuyện học lịch sử...Ặc


Sáng nay ngồi uống cafe và “tám” cùng mấy tay nhà báo। Tớ buột miệng hỏi một tay kia: “Tại sao trọng Thuỷ chết”? Hắn sợ mình gài bẫy nên không dám trả lời...hắn chọn giải pháp an toàn “không biết”! Một tay khác vốn hay tếu táo tặc lưỡi “mày đúng là quá dở! Học lịch sử mà như vậy thì chết। Trọng Thuỷ chết vì “té giếng” chớ có bị dao, kiếm đâm chém gì đâu!!!!”.

Một thằng đệ chen vào “Chuyện của mấy anh chả hay. Nghe chuyện của em nè. Mới trong năm học vừa rồi thôi. Cô giáo hỏi một học sinh “Em có biết Trần Nguyên Hãn không”? Học sinh “Không”. Em có biết Nguyễn Trãi không”? “Không”. “Em có biết Lê Lợi không”? “Không”.... “Em học hành gì mà tệ quá vậy”?

- Vậy chớ em hỏi cô, cô biết thằng Tèo không?

- Không?

- Cô biết thằng Bi không?

- Không?

- Cô biết thằng Tý không?

....

- Vậy mới nói। Bạn cô thì cô biết chớ cô hỏi em thì làm sao em biết! Cũng như cô làm sao biết được bạn của em...Đúng chưa?

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Khoe..Ăn theo “Ngậm ngùi giải thưởng môi trường”

Sau tùm lum…tà la những vụ lùm xùm quanh “Ngậm ngùi giải thưởng môi trường”. Rốt cuộc thì nhũng người làm báo cũng đã có được niềm vui...đã giúp nhóm học sinh đoạt giải lên đường...đi tây! Ặc...Trong số nhà báo đó có tui. Không kể nhiều...chỉ khoe một sản phẩm làm “gấp quá nên..cũng không vừa ý” mà nên nói thẳng là “hơi củ chuối”. Nhưng có còn hơn không. Ke...ke...Đó là Video clip sau đây để mấy thấy trò “quảng cáo”. Bản dịch của Cô Xuân - một cô giáo trẻ đã hết lòng ủng hộ nhóm thầy trò này dù thời gian đã quá gấp

।youtube.com/v/5MKUpVNpDug?version=3">

Còn dưới đây là bản tiếng Việt đã làm lại


Sạch hơn với thảm vỏ tràm

Tràm là loại cây phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam. Tràm mọc thành rừng ở những vùng đất ngập nước. Thân tràm là vật liệu xây dựng, làm nhà ở, lá tràm dùng để trưng cất tinh dầu tràm – một loại dược liệu quý. Nhưng vỏ tràm trước nay thường bị bỏ đi.

Qua thực tế ở vùng sông nước An Lạc Thôn, chúng tôi đã có phát hiện thú vị: vỏ tràm có đặc tính hút dầu và giữ dầu khá tốt.Với nhiều lần thực nghiệm, chúng tôi đã khẳng định - so với những vật liệu khác như: bông gòn, sơ dừa, xác bèo tây khô…vỏ tràm có đặc tính hút dầu mạnh nhất. Nước sau khi được xử lý, chúng tôi thử dùng để tưới cây mồng tơi – một loại dây leo rất mẫn cảm với nước nhiễm xăng-dầu!? Kết quả thật tuyệt vời – cây vẫn phát triển xanh tốt. Chúng tôi tạm đưa ra nhận định: có thể dùng vỏ tràm để thu, hút xăng - dầu loang trên sông, trên kênh rạch để cho nước được sạch hơn.

Chúng tôi đã đan những tấm thảm, kết những vành đai ngăn dầu từ thảm vỏ tràm bằng những vật liệu dễ kiếm. Các điểm bán xăng-dầu, điểm sửa chữa máy nổ dọc theo kênh, rạch sẵn sàng cho phép chúng tôi thực nghiệm tại hiện trường để kiếm chứng cho nhận định của mình.

Thực tế cho thấy: thảm vỏ tràm hút dầu thật tốt. Những tấm thảm vỏ tràm và vành đai ngăn dầu đã hoàn thành tốt nhiệm vụ - thu giữ lại gần như hoàn toàn lượng xăng - dầu thải ra trên sông.

Sông nước quê hương chúng tôi chắc chắn sẽ sạch hơn, môi trường sống sẽ tươi đẹp hơn nếu những tấm thảm vỏ tràm được nhiều người sử dụng.

Cleaner with Melaleuca cajuputi mats

Melaleuca cajuputi is a popular tree found ubiquitously through-out Mekong River Delta- Vietnam. Melaleuca cajuputi grows abundantly on wetland areas. Its trunk is used as construction material for housing; the extract from the leaves has multiple usages in pharmaceutical industry. However, its bark is often overlooked and so far considered of having no practical value.

Interestingly, through experiments conducted at An Lac Thon we found that Melaleuca cajuputi's bark was capable of absorbing spilled oil. Its absorbability was far more superior than that of Java cotton, coconut coir, or dried water hyacinth. In these studies, water contaminated with spilled oil was treated with Melaleuca cajuputi's bark. The treated water was then used to irrigate Mallabar spinach - a delicate liana which is very sensitive to oil contaminated water. The result was amazing; Mallabar spinach grew strongly and abundantly. We concluded that Melaleuca cajuputi's bark could be used to clean up oil spills on canals and rivers.

To prove this, we made mats with material from Melaleuca cajuputi's bark. We integrated them to form a belt surrounding potential spilled areas such as a-long river bank gas stations or mechanic repair shops. The result was the mat belt contained and absorbed spilled oil effectively.

Our rivers will be surely cleaner and our living environment will be healthier if more and more people realize the value of Melaleuca cajuputi's bark and start implementing programs using this unique substance in oil spilled cleaning business.