Thứ Hai, 9 tháng 8, 2010

Rô bẳm..rô băm!!!



Bình thường đó có thể là một người thợ cắt lúa, đào mương hoặc chạy xe “honda ôm’. Nhưng khi hết vụ lúa, trời bắt đầu chuyển chướng thì bắt đầu một không khí ở “hậu cứ” đoàn Rôbăm Bưng Chông lại náo nhiệt vì sự xuất hiện của những cô công chúa, vị hoàng tử, rồi vua khỉ Hanuman, chịm thần…hay là chằn tinh hung dữ xen lẫn tiếng trống, tiếng kèn rộn ràng.

Nói là “hậu cứ” cho oai chứ thật ra chỉ là hai căn nhà lá xập xệ liền kề nhau ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn (Mỹ Xuyên - Sóc Trăng) của hai chị em chị Lâm Thị Hương và Lâm Phương, hai người được kể như là ‘chân truyền” về nghệ thuật múa Rôbăm ở Sóc Trăng. Nghệ thuật múa Rôbăm ở Sóc Trăng đã có từ lâu lắm rồi nhưng nay duy nhất chỉ còn có mỗi một đoàn này. Tên tuổi của đoàn nổi đình, nổi đám nhất vào nhưng năm 80 của thế kỷ trước, khi ông Lâm Hên còn làm trưởng đoàn. Ông là cháu rể của ông Trần Dua, người đã sáng lập đoàn. Khi ấy, sau vụ lúa gặt xong, chuẩn bị đưa nước (Ooc-om-bock) là bắt đầu mùa lưu diễn của đoàn khắp các địa phương trong tỉnh mãi tới sau tết nguyên đán cỡ 2-3 tháng mới về. Những năm ấy, các lễ làm phước, lễ dâng bông, cúng phước biển hay đơn giản chỉ là mừng một căn nhà mới xây là người ở các phum – sóc trong vùng có lời mời đoàn tới trình biễn. Thù lao biểu diễn thật là kỳ lạ! Nếu hát ở miệt đồng, hát trong sóc thì có thể trả vài ba trăm ngàn do một mạnh thường quân nào đó ‘bao trọn”, có khi dân trong xóm hùn tiền nhau mời đoàn về lo cơm, lo chỗ nghỉ…thế là cứ biểu biễu diễn. Còn nguyên giàn diễn viên vì hầu hết là người nhà nên đều không tính đến lương, tất cả chỉ sau mùa diễn về còn bao nhiều tính toán chia đều. trong xóm gom Cũng chẳng người nào nhận lương, bởi toàn hát "chùa", ai xem cũng được. Bà con thấy hay quá, họ thương nên gom tiền lại cho vài ba trăm ngàn làm lộ phí. Có nơi dân nghèo quá, không tiền, Đoàn vẫn hát say mê.
Ông Lâm Êl những năm ấy là ông bầu kiêm luôn chỉ đạo nghệ thuật nên 30 công ruộng, mỗi năm làm 2 vụ lúa cũng chỉ đủ nuôi quân luyện tập nên nhà chẳng khá lên được. Chưa tính đến tiền chuyện đầu tư tiền của cho trang phục, mặt nạ các loại phục vụ cho việc biểu diễn. Tính ra tiền phông màn, âm thanh rồi đi lại của đoàn từ điểm này qua điểm khác thì cũng chỉ vừa đủ trong những ngày đi lưu diễn. Hết diễn thì kể như chẳng còn bao nhiêu nên làm lúa vẫn là cơ sở vững chắc nhất để nuôi quân. Năm 1994, khi ông còn sống chúng tôi đã có dịp ghé thăm ông. Hỏi chuyện nuôi quân, dạy nghề? Ông cười vui: “Thì tất cả cũng là con cháu mình thôi. Có bao nhiêu nghề thì truyền lại hết chớ thật ra thì nếu không mê nghề này thì không thể theo được”. Nói xong, ông liền đứng dậy thị phạm cho chúng tôi xem những động tác đặc sắc trong nghệ thuật múa rôbăm, nêu là hoàng tử thì phải giữ vai ra sao, bước đi như thế nào theo điệu kèn, điệu nhạc, còn công chú thì tỷ mỉ đến từng cái liếc mắt, duỗi ngón tay và uốn lượn ra sao?
Cuối năm 2008 khi chúng tôi ghé lại thì ông đã mất, chị Chị Lâm Thị Hương năm nay đã gần 50 tuổi nhưng khuôn mặt vẫn còn tươi rói như chỉ mới ngoài 30 lãnh trách nhiệm trưởng đoàn, còn người em trai kế Lâm Phương nhà cạnh bên thì vừa là diễn viên chính, vừa lo khâu hậu cần và tổ chức cũng đã hơn 45 tuổi. Cả hai người vừa là con ruột nhưng cũng đều là nghệ nhân chân truyền của ông lâm Êl. Đây cũng chính là những người kế nghiệp đời thứ tư của đàon nghệ thuật dân gian này. Hôm ấy, cả đoàn đang tất bật trình diễn tại sân nhà 8 điệu múa cơ bản nhất trong các tuồng tích mà Rôbăm hay diễn để các cán bộ của Việtn văn hoá - phân viện phía nam ghi hình. Những năm 2000, những lời mời biểu diễn ít hơn, cũng không có lời nào từ phía các C.ty du lịch của tỉnh nên diễn viên đa phần tứ tán. Khổ nhất là tay kèn Lâm Wêl đã về quê vợ ở Bạc Liêu hành nghề chạy xe “hon-đa ôm” cho bảo đảm. Được một cái là trang phục của hơn 20 diễnviên đã tươm tất hơn đại diện tỉnh dự thi "Liên hoan Nghệ thuật truyền thống Nam Bộ". Nhưng ngặt một cái là giàn âm thanh còn tệ quá nên các anh quay phim không cần dùng, cứ xài âm thanh mộc vậy mà hay hơn!!! Nhìn các nghệ sĩ hoá thân vào nhân vật, đắm mình cùng điệu múa trong tiếng kèn mới hiểu được tại sao nghệ thuật múa rôbăm lại có sức thu hút đến vậy.
Vẫn cứ tưởng rôbăm Bưng Chông rồi sẽ chỉ còn trong những thước phim tư liệu nhưng trung tuần tháng 7 này, khi tôi điện thoại định hỏi thăm tình hình “lưu diễn” năm nay có gì mới thì nhận được tin hết sức bất ngờ: cả chị Hương và anh Phương đều “bận đi dạy nghề bên Campuchia rồi”. Ngoài 2 người còn có thêm 4 diễn viên múa khác và cả tay kèn Lâm Wên. Hoá ra nhưng nghệ nhân rôbăm Bưng Chông được một C.ty du lịch nước bạn mời qua làm nòng cốt đào tạo để thành lập một đoàn rôbăm cho C.ty nọ với “lương cứng” là 200USD mỗi người, riêng phần biểu diễn cho các đoàn khách do công ty sắp xếp thì tính theo từng hợp đồng. Ô! Vậy là từ nay, các nghệ sĩ rôbăm Bưng Chông đã khỏi lo chuyện chạy ăn từng bữa để chuyên tâm vào nghệ thuật rồi…chỉ tiếc không biết mùa Ooc-on-bock năm đoàn có về Sóc Trăng hay không?

1 nhận xét: