Thứ Năm, 27 tháng 12, 2007

Lần đầu tiên xuất quân đi câu sông


Với tất cả nghị lực và dò tìm…cuối cùng chợt nhớ ra là mình có một đứa cháu vợ chuyên cung cấp sỉ cần câu và dụng cụ câu. Nói không quá chứ đứa cháu này đẹp hơn vợ mình nhiều. Híc…đánh liều điện cho nó. 2 anh bạn nhờ gửi mua 2 cái cần và máy xịn (đến khi viết những dòng này vẫn chưa thanh tóan tiền. Híc..).
Cuối cùng thì cũng có được 3 cây cần câu lọai 2,7m và 3 máy câu Spinning cùng 2 bộ lưỡi, dây cuớc cho mỗi cần. Còn chuyện tóm lưỡi câu, làm mồi thì được giao cho anh Hai, một cai thầu xây dựng được mệnh danh là “thầy câu cá đồng”. Cả nhóm háo hức chuẩn bị cho ngày xuất quân ra cồn số 3 ở xã Song Phụng, huyện Long Phú. Một cồn nổi tuyệt đẹp trên sông Hậu, cách cửa Trần Đề 12 km. Cách đó 1 ngày, Q. là giám sát công trình tại đây đã “ra lệnh” cho lính “cấm tiệt” những thợ câu không câu ở khu vực xung quanh cồn vì những ngày trước đó, chỉ riêng ở miệng cống xả ra sông, 2 lão thợ đã đánh được 8 kg cá út, cá tra bần và cả 2 con cá chẻm. Cấm một ngày thì ta ra đấy là nhất.
6h sáng ngày thứ 7 (trung tuần tháng 11/2007), cả nhóm xuất hành với khí thế hừng hực “sẽ ăn tươi nuốt sống” lũ cá sông vì 3 bộ cần câu sông quá đúng điệu và….hòanh tráng. Đến bến Đại Ngãi, thuê đò qua cồn. Những chú lính của anh chàng Q. trầm trồ trước 3 cây cần câu “quá đã”. Các cần thủ “mũi nở như trái banh bớm hết ga”! 2 lão chọn ngày điểm đầu cống, còn tớ thì men xuống đuôi cồn. Lúc ấy là gần 9h sáng. Nước hôm ấy chảy những, không siết lắm…Mồi câu là gián, là dế nhũi.
Quái! Sao mấy hôm trước thấy ầy tay kia cầm cần tre, cần trúc bèo muốn chết mà giật cá thấy mà ham. Còn những máy câu hôm nay quăng đi, kéo về..thả ngâm cả 3 giờ đồng hồ, tay cầm đã mỏi mà kéo lên…chỉ dính ra. Đám lính đã thôi không…hò hét và cũng đã bỏ đi làm từ lâu vì…”sợ bị chửi”. Một quyết định của Q. “Lấy chiếc tàu kéo xà lan ra giữa sông thả câu”. Ông thầy câu đồng ý vì “mồi gián câu Bông Lau thì phải ra giữa sông”? Chiếc tàu nổ máy…xình xịch thả xuôi theo dòng độ 500m thì neo lại. 3 cần thủ móc mồi (chỉ 1con gián vào lưỡi-sai cơ bản).
Sau 1 giờ và đã thay mỗi người ít nhất 4 con gián và 7 lần kéo lên, kéo xuống. Nước chảy băng băng..lưỡi câu sỡ số 8 ngọai nhập dính đầy rác. Vẻ thất vọng hiện rõ trên mặt anh tài công và các cần thủ. Quyết định. Về lại cồn số 3….”Nhậu giải sầu” và giải cả cục tức.
4h chiều 3 cần thủ rời cồn số 3 về TX.Sóc Trăng. Chia tay không kèn không trống. Cái được duy nhất là “nắng ăn đen thui và cục tức còn nguyên trong bụng, dù đã làm tới 1/2 lit đế và 3 con chuột cống nhum”!?
Sáng hôm sau. Vào google….gõ vào dòng “câu cá bông lau”. Những thông tin thu thập được sau 2 giờ là gì? Sai căn bản từ cách tóm lưỡi, không làm thẻo câu, mồi không phù hợp, cách dằn chì cũng tầm bậy, chưa tính đến chuyện cả đám vốn quen câu cá đồng nên hòan tòan không hiểu gì về tập tính của từng lọai cá sông và lưu vực kiếm ăn, sinh sống của chúng.
Kết luận! Tiếp tục lên Internet học nghề câu sông. Tuần sau sẽ đi tiếp để thử nghiệm những kiến thức mà mình đã học lóm được.
Hic…híc…

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2007

Hòang Sa và Trường Sa là máu thịt của Việt Nam


(Coppy từ Blog của HoLanHuong - xin lỗi vì chưa xin phép bạn! Nhưng vì Hòang Sa và Trường Sa của chúng ta chắc bạn sẽ thông cảm)

biểu dương lực lượng

7 giờ 30 sáng tôi đã luẩn quẩn gần nhà văn hoá thanh niên ở Phạm Ngọc Thạch- Duy Tân cũ- chưa thấy ai, vào quán bà miến chửi gần nhà thờ Đức bà , hôm nay bà ấy chập mạch nên không chửi như mọi ngày.

Ăn xong kêu tài xế đổ tôi xuống Diamond Plaza, và dặn nó chạy biến đi, nếu có gì tôi sẽ nhảy xe ôm tẩu thoát.

Quần soóc áo thun, áo khoác, không mang túi, đồ chơi cho hết vào túi áo khoác, bóp thuốc huyết áp, thuốc trợ tim, thuốc cấp cứu, thuốc` xuyễn đeo lủng lẳng ngay thắt lưng- giầy thể thao cột chặt dây. Tôi sẵn sang để gia nhập cuộc biểu tình chống Tàu Khựa.

Đi một vòng thấy mọi người tản mát từng nhóm, và có nhóm đứng bên NVHTN bị đuổi đi, tôi lề mề chậm lại, anh áo xanh mời tôi đi qua nhanh. Thôi chưa có gì thì đi uống cà phê sang cho sướng cái thân đã, vòng diamond plaza, tôi chợt thấy Tuấn Khanh đang ngồi đó, sẵn hết bàn, tôi khịa vào ngồi chung, có anh Trịnh Cung, anh Dũng, thế là có tụ để ngồi chờ thời. Một tẹo sau có anh Hưng nhà văn cùng vợ, rồi lại vợ chồng Linh- Nhiên ghé tới. Tôi cảm giác lo lắng liệu họ có cho chúng tôi bày tỏ hay không? Hay là sẽ đàn áp? Cả nhóm ngồi không yên, hết người này chạy đi nghe ngóng đến lượt người khác chạy đi.

Đúng 9 giờ 10 phút tất cả chúng tôi đồng loạt đứng lên đi ra phía cổng LSQ TQ, công an đông dần lên, mật vụ, quân phục đứng khắp ngã tư. Chúng tôi thẳng tiến kéo nhau nhập thành đoàn vào vị trí. Các em thanh niên- sinh viên mở khẩu hiệu, biểu ngữ, biếm hoạ, hang ngũ bắt đầu chỉnh tề. Tiếng hô vang “trả lại Hoàng Sa” “Trả lại Trường sa” vang lên hừng hực khí thế, “Hoàng sa, trường sa là của Việt nam” “Đả đảo bọn Trung Quốc” “Việt nam muôn năm” và bản nhạc Tiến quân ca vang lên hào hung. Trái tim của từng người nơi này rung lên niềm tự hào con dân nước Việt. Chúng tôi tất thảy đều căm phẫn bọn cầm quyền Bắc Kinh, sự căm phẫn được thoát ra từng lời hô khảu hiệu, từng lời hát thúc giục lên đường chống lại bọn xâm lăng. Ai dám coi thường dân Việt mình hèn nhát, ai dám khinh dể dân Việt mình dễ bị “bọn xấu kích động”???, Tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc dâng trào lên trong từng con tim khối óc của mỗi người hiện diện nơi đây! Chủ nhâncủa những chiếc xe đi qua trước mặt chúng tôi cũng vung tay cùng hô khẩu hiệu chống lại bọn cầm quyền Trung Quốc. Và công an thúc giục họ đi qua cho nhanh, họ còn cố ngoái đầu lại ủng hộ chúng tôi bằng những nắm tay giơ lên khích lệ.

Hơn hai giờ trôi qua trong không khí bừng bừng căm giận, tôi biết ai cũng khan tiếng, khát nước- Nhờ người bạn mới quen Lan Anh cầm tiền mua mấy thùng nước cho anh em. Nước về đến nơi, tôi ra bưng vào thì mấy anh công an cảnh phục ngăn tôi lại-không cho đem vào- Tôi bực mình vặc lại, “người ta đứng nắng thế kia lý do gì không cho mang?” Anh ta trả lời: “ Lệnh cấp trên cấm cho mang nước suối vào đấy!” Tôi bảo “ Tôi mở thùng cho anh xem , đó chỉ là nước suối thôi mà!” “Không được!” mặt anh ta lạnh tanh. Tôi bưng ngay mấy thùng nước suối bỏ ngay chân mấy anh công an, mở tung ra hết , và chạy vào gọi mọi người “ ai khát thì ra ngay chân công an lấy nước suối” – trong vòng vài phút- mấy thùng nước suối sạch trơn, không còn chai nào. Nghĩ thật bực, họ định dùng cái trò cấm vận thế này để bắt buộc chúng tôi giải tán sớm chăng? Vì Khát? Vì đói ?

Hễ ai ra khỏi vùng tập trung, lập tức sẽ bị đứng ngoài, không thể trở vào được nữa, chúng tôi đành nhịn đái mặc dù vừa được nạp nước vào. “ Một tấc không đi, một ly không rời”. Mấy bác Thành Đoàn chạy qua chạy lại thuyết phục bà con vào hội trường NVHTN để họp, nhưng tất cả không đồng ý- quyết bám trụ. Họ-mấy người thường phục- ra bảo anh em vào đi sẽ gặp lãnh đạo thành phố. Nhưng anh em bảo nếu lãnh đạo đến hãy ra gặp họ ngay đây!

Cuối cùng ông Thành Tài xuất hiện phía bên kia đường, đám đông ồ lên và tiếng hô đả đảo Trung quốc liên tục vang lên.Một nhóm người được cử sang thương thuyết để mời anh em về NVHTN tiếp tục, tất cả chỉ cử đại diện đi còn lại vẫn tiếp tục chiến đấu- đồng hồ đã chỉ 12 h25 trưa.

Sang đến NVHTN, mọi người bắt đầu chất vấn Ông Tài sau khi nghe ông nói. Khoảng hơn 20 phút sau thì tất cả kéo qua NVHTN, khán phòng đông kín chỗ, Sau những lời phân trần của người có nhiệm vụ, hàng chục, hàng chục cánh tay giơ lên xin được quyền nói, và lãnh đạo hứa vài điều, thanh niên không tin, thanh niên đòi phải có hành động định hướng cụ thể. Nhà nước phải mạnh tay để giải quyết chuyện mất nước mất người do Trung quốc gây ra.

Một câu trả lời “ Biểu tình sẽ làm ách tắc giao thông, cản trở bà con đi lại” thì câu hỏi do một bạn thanh niên nêu lên “Mất nước rồi thì sẽ ra sao? Một cuộc biểu tình gây tiếng vang mất một ngày đường đi thì có nghĩa gì?”

Cuối cùng thì họ yêu cầu giải tán vì hội trường còn dùng biểu diễn việc khác- vẫn là cái trò hứa và hứa, hứa hơn 30 năm, đất vẫn mất, mà không biết có đòi lại được không?

Dân tộc ta không để ai khinh dể chúng ta được ! Chúng ta sẽ tiếp tục tuần hành đòi lại giang sơn của cha ông ta để lại. Không ai có quyền cấm người dân tỏ lòng yêu nước.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2007

Câu cá đồng và câu cá sông..khác nhau ở chỗ nào


Sau bao lần bám theo để học hỏi kinh nghiệm và tốn không biết bao nhiều “lít bia” thì mới phát hiện được vấn đề cơ bản nhất trong nghệ thuật câu cá sông và câu cá đồng ngòai chuyện chọn lưỡi câu, cần câu và mồi.

Bản chất của lũ cá chỉ có tí tẹo mà thằng bạn nó hành mình dã man. Tóm lại chỉ là “câu cá đồng thì mới cần giật cần câu, còn câu cá sông thì không cần bởi bản chất ăn mồi của 2 thứ cá sống ở hai khu vực này khác nhau”!? Vậy khác nhau chỗ nào?

Thứ nhất là cá sông khi ăn mồi thì luôn rỉa rói miếng mồi theo kiểu “mèo vờn chuột”. Khi rỉa mãi mà miếng mồi không sứt mẻ được miếng nào vào mồm thì nó mới “tức khí” nuốt luôn cả miếng và kéo đi. Khi dây câu bị kéo căng thì thực chất miếng mồi đã được cá nuốt rồi nên không cần giật mà chỉ cần phăng dây câu vào. Nếu cá lớn thì phải chuẩn bị vợt và “vờn” cho con cá mệt rồi hãy kéo dần lên…nếu kéo “tích cực” ngay từ đầu thì có thể đứt dây câu. Vậy chọn mồi câu cá sông thì phải chọn mồi gì để không bị vỡ khi cá rỉa? Mồi phải dai và có sức chịu đựng được những cú rỉa mồi nhẩn nha. Lấy ví dụ ề mồi câu cá Ngát trên sông Hậu chẳng hạn. Mồi trùn..dễ dàng bị cá rỉa nên chất lượng của buổi câu rất kém. có khi xài hết cả lon trùn mà chẳng dính con nào dù mùi tanh của trùn cũng dẫn dụ được lũ cá bu đến. Nên chọn gián vì…gián có mùi hôi rất đặc trưng, khó bị rách thịt và nát khi mấy chú cá Ngát rỉa. Bắt gián ở đâu? Nên chọn những ống cống, hố ga càng bẩn càng tốt vì lũ gián rất thích ở đây. Chỉ cần chọn một hố ga là có thể đã đủ mồi cho một buổi câu (khỏang 40-50 con chứ không ít).

Một kinh nghiệm khác là khi tham gia buổi câu cá ngát dù không được “ôm cần” cũng nên chọn phần móc mồi. Để làm gì? Ngòai chuyện học hỏi được nghệ thuật móc mồi câu (sau khi làm hỏng vài miếng mồi và bị “đay nghiến”) vì đây là một trong những yếu tố quyết định. Nhưng quan trọng hơn cả là…làm quen với mùi hôi của gián vì thông thường sau mỗi buổi câu đều có “bụp tại chỗ”. Khi đó ngồi nhậu chung với những tay câu “hôi như cú” mà mình thì “thơm tho”…chắc cú là không thể “bụp được vài miếng”. Vấn đề nữa cũng quan trọng không kém để bảo vệ hạnh phúc gia đình cho những ai đã có vợ thì sau buổi câu…không nên ngủ chung với vợ vì dù có tắm rửa đến cỡ nào thì…vẫn “hôi như cú”. Ít nhất là sau 2 ngày hãy ngủ chung với vợ. Hic…híc…thiệt thòi cho những ai mê câu cá sông.

Còn với cá đồng. Bản chất của “tụi này” là tham ăn và khá ngu si. Thấy thằng khác ăn là cả bọn thường hay lao vào tranh giành (điển hình nhất là lũ cá rô “tăm tích” trên mấy cánh đồng mới sạ vào đầu mùa mưa, ngòai bắc gọi là “cá rô ron”). Bọn này táp hối hả nếu có mồi ngon, điển hình nhất là trứng kiến vàng hoặc nhộng ong nghệ. Xét về bản chất thì nhộng ong nghệ là tuyệt nhất khi câu trên đồng vì ngòai lũ cá rô thì lũ cá trê cũng rất khóai. Nhưng mồi này khó kiếm và..dễ bị “mặt như cái mâm” nếu không khéo trong công tác “khói lửa”. Lưỡi câu cá rô đồng nên dùng là lọai lưỡi “Ó” (nó có kiểu uốn cong như mỏ con ó biển). Lọai lưỡi này khi con cá táp mồi hoặc phao bị chìm là chỉ cần giật nhẹ (dân nghề gọi là “gặc nghẹ đầu cần” là dính ngay. Nếu giật mạnh tay quá thì có thể “sứt mép con cá”. Chính vậy cần câu trên đồng ngon nhất là cần câu trúc, lọai cần này phải tự độ cho vừa tay, cây trúc phải già và đầu cần càng nhỏ, càng dịu thì..càng tốt. Chọn được cây trúc thì ngòai chuyện róc nhánh cho khéo, chuốt đọc, chuốt mấy cái mắt cho ngon thì còn phải qua công đọan uốn cần, nắn lửa cho vừa ý cái độ cong của đầu cần, cái thẳng thớm của cả cây cần câu.

Cá Ngát nấu canh chua bần. Cá rô chiên xù ăn chấm với nước mắm gừng. Thật là tệ khi không có kế bên…một xị. Hic..híc…